Sữa đậu nành là thức uống thơm ngon, bổ dưỡng được nhiều người yêu thích. Nhưng, “Bà bầu uống sữa đậu nành được không?”. Cùng Em Bé Của Mẹ tìm hiểu những thông tin cần thiết về việc sử dụng sữa đậu nành trong thai kỳ qua bài viết dưới đây nhé!
Giải đáp: Mẹ bầu uống sữa đậu nành được không?
Câu trả lời là: “Có!”. Sữa đậu nành cung cấp nhiều dưỡng chất có lợi cho sức khỏe của mẹ bầu. Đậu nành rất giàu protein, chất xơ, cùng các vitamin và khoáng chất.
Theo nghiên cứu của chuyên gia dinh dưỡng, sữa và các sản phẩm từ đậu nành không gây ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển của thai nhi. Một nghiên cứu khoa học đã chứng minh rằng: “Chất isoflavone có trong đậu nành không thẩm thấu qua nhau thai.” Thai phụ hoàn toàn có thể yên tâm sử dụng loại thực phẩm bổ dưỡng này trong thực đơn dinh dưỡng của mình.
Những lợi ích tuyệt vời của sữa đậu nành đối với mẹ bầu
Sữa đậu nành không chỉ an toàn mà còn mang lại nhiều lợi ích sức khỏe cho mẹ bầu trong suốt thai kỳ:
- Giàu các chất béo có lợi: Sữa đậu nành chứa axit béo không bão hòa giúp giảm cholesterol xấu, tốt cho sức khỏe tim mạch của mẹ bầu.
- Giàu vitamin - khoáng chất: Cung cấp vitamin A, B, D và các khoáng chất như canxi, magie, giúp tăng cường sức khỏe xương và hệ miễn dịch.
- Hàm lượng protein cao: Sữa đậu nành giàu protein thực vật hỗ trợ sự phát triển toàn diện của thai nhi và cải thiện sức khỏe của mẹ bầu.
- Ngăn ngừa và cải thiện táo bón: Hàm lượng chất xơ cao trong sữa đậu nành giúp hệ tiêu hóa hoạt động trơn tru, ngăn ngừa táo bón thường gặp ở phụ nữ mang thai.
- Giảm nguy cơ loãng xương: Hàm lượng canxi trong sữa đậu nành giúp xương chắc khỏe, giảm thiểu nguy cơ loãng xương khi mang thai.
- Ổn định huyết áp: Sữa đậu nành giúp kiểm soát huyết áp nhờ chứa các chất chống oxy hóa và kali, giúp ngăn ngừa tiền sản giật.
- Giảm stress: Isoflavone trong sữa đậu nành có tác dụng cân bằng hormone, giúp mẹ bầu ổn định tâm trạng và giảm căng thẳng.
- Ngăn ngừa dị tật thai nhi: Axit folic trong sữa đậu nành hỗ trợ ngăn ngừa các khuyết tật tim, não và ống thần kinh ở thai nhi.
- Ngăn ngừa rụng tóc: Chất đạm và vitamin trong sữa đậu nành giúp cải thiện sức khỏe tóc, ngăn ngừa rụng tóc trong giai đoạn mang thai.
- Làm đẹp da: Hàm lượng vitamin E trong sữa đậu nành giúp dưỡng ẩm, làm mịn da và ngăn ngừa lão hóa cho mẹ bầu.
Tác dụng phụ của sữa đậu nành đối với mẹ bầu
Hẳn là tới đây mẹ đã có được câu trả lời cho bầu uống sữa đậu nành được không, cũng như những lợi ích của loại thực phẩm này. Tuy nhiên mẹ bầu lưu ý, việc sử dụng không đúng cách có thể dẫn đến một số tác dụng phụ không mong muốn. Chủ yếu là do hàm lượng Isoflavone và Natri có trong sữa đậu nành.
- Isoflavone: Một hợp chất có chức năng tương tự hormone estrogen. Nếu thai phụ uống quá nhiều sữa đậu nành có thể làm giảm tác dụng của estrogen, gây ra những vấn đề liên quan đến nội tiết tố. Một tác dụng phụ khác của isoflavone là khả năng gây ra chứng đau nửa đầu.
- Natri: Trong sữa đậu nành còn chứa hàm lượng natri cao, là nguyên nhân làm tăng huyết áp nếu mẹ uống quá nhiều.
Hướng dẫn sử dụng sữa đậu nành đúng cách cho bà bầu
Để đảm bảo việc uống sữa đậu nành có hiệu quả và an toàn, các mẹ hãy tuân thủ theo hướng dẫn sau:
- Hàm lượng: Tối đa 2 ly, tương đương với 500ml sữa đậu nành mỗi ngày. Mẹ nên chia thành 2 lần uống, mỗi lần 250ml để cơ thể dễ dàng hấp thu dưỡng chất hơn.
- Thời điểm uống: Mẹ bầu có thể uống vào bất kỳ thời điểm nào trong ngày. Nhưng tốt nhất là vào buổi sáng hoặc buổi chiều để cung cấp năng lượng và dinh dưỡng cho cơ thể.
- Thực phẩm ăn kèm: Khi uống sữa đậu nành, mẹ bầu nên ăn kèm với các thực phẩm giàu tinh bột như bánh mì, bánh ngọt. Tinh bột sẽ giúp hấp thụ các axit amin trong sữa tốt hơn.
- Bảo quản: Chất dinh dưỡng có trong sữa đậu nành có thể bị mất đi theo thời gian. Tốt nhất mẹ bầu nên sử dụng sữa tươi mới để đảm bảo giá trị dinh dưỡng.
Lưu ý:
- Không nên uống sữa đậu nành khi đang đói: Các chất dinh dưỡng có thể bị biến đổi thành nhiệt và không được hấp thụ đầy đủ.
- Không sử dụng sữa đậu nành để uống thuốc: Vì thành phần trong sữa có thể làm giảm tác dụng của thuốc. Nên uống thuốc khoảng 30 phút sau khi uống sữa đậu nành.
- Tuyệt đối không kết hợp sữa đậu nành với trứng, đường đỏ, hay các loại quả giàu vitamin C như: cam, bưởi,... Protein trong đậu nành có thể tương tác với acid trong nhóm thực phẩm này, gây ra tình trạng chướng bụng và đầy hơi.
Tình trạng đầy hơi diễn ra phổ biến trong quá trình mang thai, ảnh hưởng lớn đến tinh thần của mẹ bầu. Xem ngay chia sẻ cách chữa đầy hơi cho bà bầu nhanh nhất của Embecuame.com để thoát khỏi cảm giác không mấy dễ chịu này nhé!
Những câu hỏi thường gặp khi sử dụng sữa đậu nành cho bà bầu
Ngoài thắc mắc của mẹ về việc mang bầu uống sữa đậu nành được không, thì sau đây là một số câu hỏi thường gặp khác:
Uống sữa đậu nành có gây ảnh hưởng tới giới tính thai nhi không?
Nhiều mẹ bầu thường lo lắng việc uống sữa đậu nành có thể ảnh hưởng đến giới tính của thai nhi. Lầm tưởng này chủ yếu là do hoạt chất isoflavone trong đậu nành có hoạt tính tương tự hormone estrogen.
Tuy nhiên, đây là một quan điểm sai lầm mẹ không nên tin tưởng. Giới tính con phụ thuộc vào cặp nhiễm sắc thể X và Y từ tinh trùng, không phải chế độ ăn của người mẹ.
Bầu 3 tháng đầu uống sữa đậu nành được không?
Mẹ 3 tháng bầu uống sữa đậu nành được không? Câu trả lời là “Có”. Đậu nành chứa nhiều chất dinh dưỡng cần thiết trong giai đoạn đầu mang thai. Ngoài ra, uống sữa đậu nành hợp lý trong suốt thai kỳ cũng giúp mẹ bầu cảm thấy khỏe khoắn.
Bà bầu có uống được sữa Fami không?
Với câu hỏi: "Có bầu uống sữa fami được không?" hay " Bầu 3 tháng đầu uống sữa đậu nành Fami được không?" - Câu trả lời là: "Có!" Sữa đậu nành Fami, đặc biệt là dòng Fami Canxi, là một lựa chọn dinh dưỡng tuyệt vời cho mẹ bầu. Mỗi hộp Fami Canxi cung cấp khoảng 108 calo, 1.9g protein, 1g chất béo, 9g đường, cùng chất xơ, vitamin và khoáng chất thiết yếu. Công thức đột phá của Fami Canxi bổ sung 8 loại vitamin và khoáng chất quan trọng, bao gồm: Caxi, Kẽm, Magie, Vitamin (A, D3,B6, B9, B12).
Bà bầu uống sữa đậu nành óc chó được không?
Có thể! Sữa óc chó chứa nhiều omega-3, một loại axit béo thiết yếu cho sự phát triển trí não của thai nhi. Omega-3 trong sữa óc chó cao gấp 5 lần so với các loại sữa khác, giúp cải thiện chỉ số IQ của trẻ ngay từ trong bụng mẹ.
Bầu bé trai uống sữa đậu nành được không?
“Được!” Các chuyên gia dinh dưỡng cho biết sữa đậu nành hoàn toàn an toàn và không nằm trong nhóm thực phẩm cần tránh khi mang thai bé trai. Hàm lượng estrogen trong sữa đậu nành khá thấp, không gây tác động tiêu cực tới bé trai khi còn trong bụng mẹ.
Bầu tháng cuối uống sữa đậu nành được không?
Về việc liệu tháng cuối bầu uống sữa đậu nành được không, mẹ hoàn toàn yên tâm là “Có”. Sữa đậu nành là nguồn dinh dưỡng phong phú có lợi cho cả mẹ và bé mà không gây ảnh hưởng đến lượng nước ối hay đường huyết của mẹ.
Trên đây là những giải đáp xoay quanh việc bà bầu uống sữa đậu nành được không và các tác dụng phụ có thể xảy ra. Hy vọng bài viết đã giúp mẹ bầu có cái nhìn rõ ràng hơn về loại loại thực phẩm dinh dưỡng này. Hãy chia sẻ nếu mẹ bầu thấy thông tin này hữu ích nhé!