Bầu Có Được Ăn Nhãn Không? Bật Mí Sự Thật Ít Người Biết

Nguyễn Minh Anh

Nhãn là một loại quả thơm ngọt được nhiều người yêu thích nhưng mẹ bầu lại e ngại ăn nhãn gây nóng trong, ảnh hưởng sức khỏe. Vậy bầu có được ăn nhãn không? Mẹ hãy cùng Em Bé Của Mẹ khám phá câu trả lời và những lưu ý quan trọng khi ăn loại quả này nhé!

Giải đáp thắc mắc: Bầu có được ăn nhãn không?

Nhãn là loại quả có nhiều chất dinh dưỡng như vitamin C, chất xơ, canxi, phốt pho, magiê, và riboflavin. Với các lợi ích dinh dưỡng này, nhiều người thắc mắc liệu “bà bầu có ăn được nhãn không?” Các chuyên gia cho biết phụ nữ mang thai có thể ăn nhãn. Tuy nhiên cần lưu ý vài điều quan trọng để đảm bảo sức khỏe cho mẹ và bé.

Trong nhãn có chứa đường fructose dễ tiêu hóa. Đây là loại trái cây có hàm lượng đường tương đối cao nên những mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ, huyết áp không ổn định nên hạn chế ăn. Hàm lượng đường cao trong nhãn có thể gây nóng trong và ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa nếu mẹ ăn quá nhiều.

Mẹ bầu hoàn toàn có thể sử dụng nhãn
Mẹ bầu hoàn toàn có thể sử dụng nhãn

Phân tích lợi ích của nhãn đối với mẹ và thai nhi

Sau khi đã biết được câu trả lời cho câu hỏi “bầu có được ăn nhãn không”, mẹ hãy cùng Em Bé Của Mẹ tìm hiểu kỹ hơn lợi ích của loại quả này nhé!

Giàu vitamin C, A, Kali, chất xơ... tốt cho sức khỏe

Quả nhãn chứa hàm lượng cao vitamin và khoáng chất, rất tốt của sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi. Trong 100g thịt nhãn có chứa các thành phần dinh dưỡng là:

  • Đạm: 1,31 g
  • Riboflavin: 0,14 g
  • Carb: 15,14 g
  • Chất xơ: 1,1 g
  • Chất béo: 0,1 g
  • Phốt pho: 21 mg
  • Magie: 10 mg
  • Kali: 266 mg
  • Canxi: 1 mg
  • Vitamin C: 84 mg

Như mẹ có thể thấy, hàm lượng vitamin C trong nhãn chiếm đến 84 mg/100g. Đây là chất dinh dưỡng giúp tăng cường miễn dịch, hỗ trợ hấp thu sắt và ngăn ngừa thiếu máu cho mẹ. Kali giúp điều hòa huyết áp, giảm phù nề, còn chất xơ hỗ trợ tiêu hóa và ngăn ngừa táo bón. Vitamin A cũng đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển thị lực và làn da của thai nhi.

Nhãn chứa nhiều thành phần dinh dưỡng có lợi
Nhãn chứa nhiều thành phần dinh dưỡng có lợi

Cải thiện các vấn đề về tiêu hóa ở bà bầu

Bầu có được ăn nhãn không để giảm táo bón? Khi mang thai, mẹ bầu thường phải hấp thụ rất nhiều chất dinh dưỡng để đảm bảo sự phát triển cho bé. Tuy nhiên, việc này có thể gây ra tình trạng táo bón và các vấn đề tiêu hóa. Trong nhãn có chứa nhiều chất xơ và protein thực vật dồi dào, giúp cải thiện quá trình trao đổi chất. Từ đó hỗ trợ hệ tiêu hóa của mẹ bầu hoạt động hiệu quả hơn.

Bổ sung năng lượng cho phụ nữ trong thai kỳ

Trong suốt 9 tháng mang bầu, cơ thể người mẹ phải đối mặt với những thay đổi lớn về hormone và nhu cầu dinh dưỡng. Từ đó dẫn đến cảm giác mệt mỏi thường xuyên và cần năng lượng nhiều hơn để duy trì sức khỏe. Nhãn chứa nhiều carbohydrate tự nhiên, hỗ trợ mẹ bầu bổ sung năng lượng nhanh chóng.

Ngoài ra, khi sử dụng nhãn thường xuyên, chất lượng giấc ngủ của mẹ bầu cũng được cải thiện. Hàm lượng vitamin C và các chất chống oxy hóa giúp làm dịu hệ thần kinh.

Mẹ có thể bổ sung năng lượng bằng cách ăn nhãn
Mẹ có thể bổ sung năng lượng bằng cách ăn nhãn

Hỗ trợ loại bỏ giun tự nhiên cho mẹ bầu

Nhãn giàu acid tartric, một thành phần tự nhiên giúp loại bỏ giun hiệu quả, an toàn cho sức khỏe mẹ bầu. Giun ký sinh có thể ảnh hưởng tiêu cực đến thai nhi, gây cản trở sự hấp thu dinh dưỡng. Nhờ có acid tartric trong nhãn, mẹ bầu có thể giảm thiểu nguy cơ bị nhiễm giun sán mà không cần sử dụng thuốc tẩy giun.

Tác hại của nhãn đối với thai phụ khi ăn quá nhiều

Về thắc mắc: “Mẹ bầu 3 tháng đầu có được ăn nhãn không?” chủ yếu là bởi những tác hại mà nó mang lại. Khi ăn quá nhiều, mẹ bầu có thể gặp phải những tác dụng phụ như:

  • Tăng đường huyết: Nhãn có hàm lượng đường cao, nếu ăn quá nhiều, có thể khiến cơ thể mẹ bầu không chuyển hóa kịp. Dẫn đến tăng đường huyết, gây nguy hiểm cho những người mắc tiểu đường thai kỳ.
  • Nóng trong, tăng huyết áp: Nhãn có tính nóng, ăn nhiều dễ dẫn đến tình trạng nóng trong. Mẹ bầu có tiền sử cao huyết áp cũng nên hạn chế ăn thường xuyên.
  • Chảy máu và đau bụng: Việc ăn nhãn quá mức có thể dẫn đến triệu chứng như chảy máu, đau bụng, và nặng hơn là sảy thai.
  • Tác động xấu đến thai khí: Chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo không nên sử dụng long nhãn trong 3 tháng đầu. Tính ngọt và ấm của long nhãn khiến tình trạng táo bón nặng hơn. Và ăn lâu dài có thể gây tổn thương thai khí.
Không nên ăn quá nhiều nhãn, đặc biệt là long nhãn
Không nên ăn quá nhiều nhãn, đặc biệt là long nhãn

Những lưu ý của bà bầu khi ăn nhãn

Bà bầu có được ăn nhãn không? Được! Nhưng khi ăn, mẹ bầu hãy lưu ý một số điều dưới đây:

Hàm lượng: Chỉ nên ăn từ 200 - 300g nhãn mỗi ngày, đặc biệt trong 3 tháng đầu thai kỳ. Nhãn chứa hàm lượng đường cao, có thể gây nóng trong hoặc tăng nguy cơ tiểu đường.

Thời điểm: Nên ăn nhãn sau bữa ăn chính khoảng 1 - 2 giờ để tránh tác động tiêu cực đến dạ dày. Tránh ăn nhãn khi đói hoặc vào buổi tối.

Lưu ý:

  • Phụ nữ mang thai có tiểu đường thai kỳ hoặc huyết áp cao cần hạn chế ăn nhãn và tham khảo ý kiến bác sĩ về liều lượng an toàn.
  • Nên kết hợp nhãn với các thực phẩm giàu chất xơ để cân bằng dinh dưỡng.

Trường hợp không nên ăn nhãn:

  • Không nên ăn nhãn khi có dấu hiệu dọa sảy thai hoặc có tiền sử thai kỳ khó khăn.
  • Tránh ăn nhãn khi cơ thể đang bị nóng, nổi mụn hoặc tiêu chảy.
  • Mẹ bầu mắc bệnh tiểu đường nên hạn chế ăn nhãn do chứa nhiều đường.
Mỗi ngày mẹ bầu chỉ nên ăn từ 200 - 300g nhãn
Mỗi ngày mẹ bầu chỉ nên ăn từ 200 - 300g nhãn

Câu hỏi thường gặp về lợi ích của nhãn đối với mẹ bầu

Bên cạnh thắc mắc về việc mẹ bầu có được ăn nhãn không, dưới đây là một số câu hỏi thường gặp khác:

Bầu 3 tháng đầu có được ăn nhãn không?

Mẹ bầu có thể ăn nhãn miễn là với liều lượng ăn toàn. Vậy với mẹ mới bầu được 3 tháng thì sao? Tương tự như vậy, mẹ bầu trong 3 tháng đầu vẫn có thể ăn nhãn. Nhãn chứa nhiều vitamin và khoáng chất, giúp tăng cường sức khỏe cho mẹ và thai nhi. Tuy nhiên, mẹ không nên ăn nhãn quá nhiều một lần, mà nên chia thành các phần nhỏ và tránh ăn liên tiếp trong nhiều ngày. Mẹ có thể thưởng thức nhãn tươi hoặc chế biến thành các món như chè nhãn hạt sen để thay đổi khẩu vị.

Mẹ bầu 3 tháng đầu nên ăn nhãn với lượng vừa phải
Mẹ bầu 3 tháng đầu nên ăn nhãn với lượng vừa phải

Mang bầu có được ăn long nhãn không?

Theo Đông y, long nhãn có vị ngọt, mùi thơm và tính ấm, giúp bổ ích tâm tỳ, dưỡng khí và an thần. Tuy nhiên, phụ nữ mang thai cần thận trọng khi tiêu thụ long nhãn. ThS.BS Nguyễn Thị Hằng, Học viện Y dược học Cổ truyền Việt Nam, khuyến cáo rằng phụ nữ mang thai không nên ăn nhiều long nhãn, đặc biệt là trong 3 tháng đầu thai kỳ. Long nhãn có thể làm tăng tình trạng nóng trong cơ thể, gây ra các triệu chứng như táo bón, động huyết và thậm chí có thể dẫn đến sảy thai.

Tóm lại, câu trả lời cho thắc mắc “Bà bầu có được ăn nhãn không?” hay “Bầu 3 tháng đầu ăn nhãn được không” là Được. Tuy nhiên, mẹ bầu cần kiểm soát lượng nhãn tiêu thụ để không mắc phải những tác dụng phụ.

Hợp tác truyền thông, quảng cáo (0965.23.2222)