Tổng hợp 28 điều kiêng kỵ khi mang thai từ xa xưa ông bà ta đã truyền lại. Cho đến nay, những lời khuyên này vẫn được áp dụng rộng rãi. Với các mẹ bầu mang thai lần đầu thì những điều kiêng kỵ tâm linh khi mang thai này có áp dụng được không? Hãy cùng Em Bé Của Mẹ lý giải qua bài viết dưới đây.
Mẹ bầu tránh trang điểm và tỉa lông mày
Bắt đầu với điều đầu tiên trong 28 điều kiêng kỵ khi mang thai. Trong những điều kiêng kỵ khi mang thai theo dân gian, mẹ bầu nên tránh trang điểm và tỉa lông mày. Bởi người ta tin rằng việc tỉa lông mày là một hành động không tốt, dễ gặp những điều không may. Một số người xưa cũng cho rằng việc can thiệp vào vẻ ngoài sẽ làm ảnh hưởng đến vận mệnh của em bé.
Từ góc độ khoa học, việc mẹ bầu trang điểm hay tỉa lông mày hoàn toàn không hề gây hại đến sức khỏe của cả mẹ và thai nhi. Chỉ cần các sản phẩm được sử dụng an toàn và không chứa hóa chất độc hại. Mẹ bầu hoàn toàn có thể làm đẹp để cảm thấy tự tin và thoải mái hơn trong thời kỳ thai nghén.
Chụp ảnh là điều kiêng kỵ khi mang bầu
Theo quan niệm dân gian, bà bầu nên kiêng chụp ảnh. Bởi chụp ảnh khi mang bầu có thể khiến em bé sinh ra không được xinh xắn và có thể kém may mắn. Một số người còn cho rằng nếu mẹ bầu trông xinh đẹp hơn khi mang thai thì con sẽ là con gái, còn nếu kém sắc hơn thì sẽ sinh con trai.
Tuy nhiên, thực tế cho thấy quan niệm này không hề có căn cứ. Nhiều bà mẹ hiện đại vẫn thoải mái ghi lại và chia sẻ hành trình mang thai của mình trên mạng xã hội, và các em bé sinh ra vẫn khỏe mạnh, đáng yêu. Việc chụp ảnh khi mang bầu chỉ là cách để lưu giữ những khoảnh khắc ý nghĩa trong suốt hành trình làm mẹ này.
Không nên ngồi xổm trong thời kỳ mang thai
Từ xưa, các bà các mẹ đã kiêng ngồi xổm khi mang thai bởi lo sợ ảnh hưởng tới sự phát triển của em bé trong bụng mẹ. Thật vậy, việc ngồi xổm khi mang thai chưa từng được y khoa được khuyến khích.
Khi ngồi xổm, toàn bộ trọng lượng cơ thể dồn lên bụng dưới, gây áp lực lên tử cung và bàng quang, dẫn đến đau bụng cho mẹ bầu. Đau bụng kéo dài có thể ảnh hưởng xấu đến sức khỏe mẹ và sự phát triển của thai nhi.
Ngoài ra, tư thế ngồi xổm khiến chân co lại, làm tắc nghẽn mạch máu, gây tê chân, phù nề, hoặc giãn tĩnh mạch. Điều này khiến mẹ bầu dễ mất thăng bằng, tăng nguy cơ bị ngã, đặc biệt trong 3 tháng đầu, khi thai chưa bám chắc vào tử cung có thể dẫn đến sảy thai.
Có thể nói, 3 tháng đầu là thời điểm nhạy cảm nhất trong suốt quá trình mang thai. Để có một thai kỳ khỏe mạnh, mẹ hãy tham khảo thêm bài viết của Embecuame.com về những điều kiêng kỵ khi mang thai 3 tháng đầu nhé!.
Khi mang thai kiêng kỵ ngồi trước cửa nhà
Một trong 28 điều kiêng kỵ khi mang thai có nhắc tới việc tránh ngồi trước cửa nhà khi mang thai bởi người xưa tin rằng việc này sẽ khiến em bé sinh ra bướng bỉnh, khó dạy. Dù vậy, chưa có nghiên cứu khoa học nào xác nhận điều này là đúng.
Thực tế, việc ngồi trước cửa nhà cũng có thể không an toàn, do mẹ bầu dễ gặp các vấn đề về tuần hoàn máu và huyết áp. Ngồi lâu trong không gian thiếu thoải mái, như trước cửa, có thể ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể của mẹ trong thời gian thai kỳ.
Người mang thai không nên ủ rũ
Người mang thai không nên ủ rũ, điều này được lý giải từ cả quan niệm dân gian và khoa học hiện đại. Theo các bà, các mẹ truyền lại, tinh thần của mẹ trong suốt thai kỳ sẽ ảnh hưởng đến tính cách của em bé sau này. Nếu mẹ thường buồn bã, ủ rũ, bé sinh ra có thể kém vui vẻ, dễ cáu gắt và khó dạy bảo.
Từ góc nhìn khoa học, tâm trạng tiêu cực của mẹ không chỉ ảnh hưởng đến tinh thần mà còn có thể gây hại đến sức khỏe của thai nhi. Nghiên cứu cho thấy căng thẳng và buồn rầu kéo dài làm tăng nguy cơ sinh non, ảnh hưởng đến sự phát triển trí não và thể chất của bé. Vì vậy, duy trì tinh thần lạc quan, vui vẻ trong thai kỳ là rất quan trọng cho cả mẹ và bé.
Rướn người là điều kiêng kỵ khi mang bầu
Theo kinh nghiệm người trước truyền lại, mẹ bầu nên tránh rướn người, nhón chân, hay với tay lên cao vì lo ngại rằng những động tác này sẽ khiến em bé bị dây rốn quấn cổ, còn được gọi là tràng hoa quấn cổ.
Tuy nhiên, các chuyên gia sản khoa cho biết hiện tượng này không liên quan đến việc mẹ bầu có thực hiện những động tác này hay không. Dây rốn quấn cổ có thể xảy ra ở bất kỳ giai đoạn nào trong thai kỳ, thậm chí ngay khi mẹ bầu đang đau bụng chuyển dạ hoặc trong quá trình sinh, do sự chuyển động tự nhiên của thai nhi trong bụng.
Không nên ăn cà khi mang thai
Các bác sĩ sản khoa khuyên rằng trong quá trình mang thai, các mẹ nên hạn chế tối đa việc ăn cà muối xổi do hàm lượng nitrat cao có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ và thai nhi. Để an toàn hơn, nên chọn các món chế biến từ cà pháo đã được nấu chín như cà xào, cà luộc, hoặc cà nấu canh.
Khi tự muối cà, các mẹ nên tự tay thực hiện để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Hạn chế tiêu thụ cà pháo từ những nguồn không rõ ràng. Vì loại thực phẩm này có thể chứa thuốc trừ sâu hoặc thuốc tăng trưởng, ảnh hưởng đến sức khỏe.
Bà bầu cần ăn cà pháo một cách điều độ, vừa thỏa mãn cơn thèm, vừa bảo vệ sức khỏe. Theo khuyến nghị, chỉ nên ăn cà pháo 1-2 lần mỗi tuần và chỉ ăn một vài quả mỗi lần. Đây mà một trong 28 điều kiêng kỵ khi mang thai mẹ cần cực kỳ lưu ý.
Khi mang thai nên kiêng cắt, nhuộm tóc
Theo quan niệm dân gian, cắt tóc nhuộm tóc khi mang thai có thể làm giảm sức khỏe của mẹ hoặc gây ảnh hưởng đến thai nhi, do mái tóc được coi là biểu tượng của sức mạnh và sinh lực. Việc cắt tóc trong thai kỳ bị cho là “lấy đi” phần sinh lực này, gây tác động tiêu cực.
Khoa học khẳng định cắt tóc không ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé. Ngược lại, nó có thể giúp mẹ bầu cảm thấy thoải mái hơn, đặc biệt vào mùa hè, và giúp cải thiện tâm trạng.
Tuy nhiên khi nhuộm tóc, các hoá chất ở thuốc nhuộm có thể gây hại đến sức khoẻ mẹ và bé. Một số nghiên cứu cho thấy rằng việc tiếp xúc với các thành phần hóa học trong thuốc nhuộm, đặc biệt là trong ba tháng đầu của thai kỳ, có thể tiềm ẩn rủi ro cho sự phát triển của thai nhi. Mẹ bầu nên tránh nhuộm tóc trong suốt cả thai kỳ để an toàn cho thai kỳ.
Bà bầu cần kiêng kỵ ăn ốc trong thời kỳ mang thai
Theo quan niệm dân gian, 1 trong 28 điều kiêng kỵ khi mang thai là kiêng ăn ốc vì lo ngại con sinh ra sẽ bị chảy dãi. Từ góc nhìn y học, việc ăn ốc không liên quan đến tình trạng này.
Tuy nhiên ốc có thể chứa nhiều vi khuẩn nguy hiểm, đặc biệt là vibrio parahaemolyticus. Vi khuẩn này có thể gây ra các vấn đề như: đầy bụng, khó tiêu, tiêu chảy, thậm chí ngộ độc thực phẩm,... Do đó, nếu mẹ bầu muốn ăn ốc cần đảm bảo chế biến kỹ lưỡng và chọn nguồn cung cấp an toàn để tránh nguy cơ nhiễm khuẩn.
Mang bầu trước 8 tháng kiêng kỵ sắm đồ cho con
Theo quan niệm của các bà, các mẹ ngày xưa, mua đồ sơ sinh sớm có thể khiến em bé “thích thú” và đòi ra sớm, dẫn đến nguy cơ sinh non. Đặc biệt, họ kiêng mua đồ vào tháng thứ bảy của thai kỳ vì cho rằng tháng này không may mắn. Mua đồ lúc này dễ khiến bé đòi ra sớm hơn.
Tuy nhiên, quan niệm này được lý giải rằng: Trước đây, khi y tế và khoa học chưa phát triển, kinh tế khó khăn dẫn đến tỷ lệ sảy thai cao do nhiều lý do. Vì vậy các cụ khuyên chờ qua tháng thứ bảy mới mua đồ cho trẻ. Nguyên nhân thực sự không phải do mua sắm đồ sớm sẽ gây sảy thai. Vì vậy, mẹ hoàn toàn có thể chuẩn bị đồ cho bé từ sớm để sẵn sàng chờ ngày bé chào đời.
Mẹ bầu kiêng ăn tô, chén bị mẻ miệng
Trong 28 điều kiêng kỵ khi mang thai không thể không nhắc đến việc ăn cơm bằng bát sứt mẻ. Theo quan niệm dân gian, mẹ bầu ăn bằng tô, chén mẻ sẽ khiến em bé sinh ra bị sứt môi - Đây chỉ là lo lắng không có cơ sở khoa học.
Tuy nhiên, việc sử dụng chén bát bị mẻ vẫn không được khuyến khích, vì các cạnh sắc của đồ dùng có thể gây thương tích trong quá trình ăn uống. Việc chọn chén bát lành lặn giúp đảm bảo an toàn và cảm giác thoải mái cho mẹ.
Dự đám ma là điều kiêng kỵ khi mang bầu
Người xưa tin rằng mẹ bầu đi đám tang sẽ khiến thai nhi bị "ma ám", sinh ra ốm yếu, trí tuệ kém. Quan niệm này bắt nguồn từ niềm tin rằng người chết phát sinh âm khí, có thể ảnh hưởng xấu đến thai phụ.
Theo góc nhìn khoa học, việc kiêng đi đám tang là hợp lý. Âm khí thực chất là dấu hiệu của nhiễm khuẩn do cơ thể người chết phát tán sau khi qua đời, có thể tồn tại trong không khí vài ngày.
Môi trường tang ma đông người và buồn bã cũng dễ tác động tiêu cực đến tâm lý và sức khỏe của mẹ và bé. Vì vậy, bà bầu nên hạn chế dự đám tang trong 3 tháng đầu và cuối thai kỳ để tránh nguy cơ nhiễm khuẩn.
Kiêng kỵ bước qua võng, qua dây khi đang mang thai
Theo những điều kiêng kỵ khi mang thai theo dân gian, mẹ bầu không nên bước qua dây hoặc võng để tránh tình trạng dây rốn quấn cổ thai nhi. Người xưa cho rằng hành động này có thể ảnh hưởng đến vị trí dây rốn trong bụng mẹ.
Trên thực tế, hiện tượng dây rốn quấn cổ thai nhi không liên quan đến việc mẹ bầu bước qua dây hoặc võng mà do nhiều nguyên nhân khác nhau. Vì vậy, mẹ bầu không cần quá lo lắng về điều này. Điều quan trọng là mẹ bầu cần cẩn thận để tránh vấp ngã khi di chuyển, khi sự thăng bằng của cơ thể có thể bị thay đổi.
Không nên đeo trang sức khi đang mang thai
Đeo vàng và trang sức là điều kiêng kỵ tâm linh khi mang thai đã tồn tại từ xa xưa. Người ta cho rằng phụ nữ mang thai nếu đeo trang sức sẽ gặp khó khăn khi sinh nở, thai nhi có thể bị dây rốn quấn cổ.
Tuy nhiên, trên thực tế, việc đeo nhiều trang sức khi mang thai chủ yếu tiềm ẩn rủi ro về an ninh, như trộm cắp, cướp giật. Nếu mẹ bầu không may bị té ngã trong lúc gặp tình huống này, ảnh hưởng tới sức khỏe của mẹ và thai nhi.Bà bầu cần hạn chế đeo trang sức khi mang thai
Vừa đi vừa ăn là điều kiêng kỵ khi mang thai
Trong 28 điều kiêng kỵ khi mang thai các bà các mẹ thường nhắc đến điều này. Mẹ bầu thường được khuyên không nên vừa đi vừa ăn, vì quan niệm rằng làm như vậy sẽ dễ sinh con rơi ngoài đường. Thực chất, đây chỉ là một lời nhắc nhở để các mẹ chú ý hơn đến việc ăn uống trong thời kỳ mang thai.
Khi mang thai, nhu cầu dinh dưỡng tăng cao khiến mẹ bầu thường xuyên cảm thấy thèm ăn. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn và thoải mái, các mẹ nên chọn ngồi ở nơi thoáng mát, ăn uống trong tư thế thư giãn. Điều này không chỉ giúp mẹ bầu cảm thấy dễ chịu hơn mà còn tránh những tình huống không mong muốn.
Tránh xoa bụng bầu hằng ngày trong thời kỳ mang thai
Trong 3 tháng đầu mang thai, nhiều mẹ bầu sẽ trải qua những thay đổi đột ngột như nghén, đau bụng, ra khí hư và ngứa âm đạo. Các dấu hiệu này thường ở mức độ nhẹ đến vừa và không đáng lo ngại. Tuy nhiên, bụng mẹ sẽ ngày càng to lên, và nhiều mẹ có xu hướng xoa bụng để kết nối với con hoặc tạo cảm giác thoải mái.
Tuy nhiên, việc xoa bụng khi mang thai có thể gây một số bất lợi như:
- Thay đổi ngôi thai, khiến bé khó xoay trở lại vị trí thuận lợi cho sinh thường.
- Xoa bụng trước 30 tuần có thể làm tăng nguy cơ dây rốn quấn cổ, dẫn đến những rủi ro cho thai nhi.
Kiêng các món ăn có tính nóng khi mang bầu
Theo dân gian, các món ăn có tính nóng nên kiêng kỵ khi mang thai là hoàn toàn có cơ sở. Những nhóm thực phẩm này có thể gây ra tình trạng nóng trong, dễ dẫn đến các triệu chứng khó chịu như: ợ nóng, đầy bụng hoặc nổi mụn. Đặc biệt, ăn quá nhiều thực phẩm nóng có thể làm tăng nguy cơ sinh non hoặc ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi.
Lời khuyên cho mẹ bầu là nên ưu tiên các món ăn mát như: rau xanh, trái cây tươi,.. Giúp cân bằng dinh dưỡng và giữ cho cơ thể luôn thoải mái. Một chế độ ăn uống hợp lý sẽ hỗ trợ sức khỏe tốt trong suốt thời kỳ mang thai.
Người mang bầu không nên đi du lịch xa
Người mang bầu không nên đi du lịch xa là một trong những điều kiêng kỵ trong dân gian khi mang thai. Đặc biệt trong những tháng đầu và cuối thai kỳ, để đảm bảo an toàn cho sức khỏe của cả mẹ và thai nhi.
Việc di chuyển dài có thể khiến mẹ bầu cảm thấy mệt mỏi, dễ gặp phải các triệu chứng như đau lưng, hoặc thậm chí là cơn co thắt. Ngoài ra, việc di chuyển xa cũng có thể gây khó khăn trong việc tiếp cận dịch vụ y tế nếu xảy ra tình huống khẩn cấp. Thay vào đó, bà bầu nên lựa chọn những chuyến đi gần, để thư giãn và tận hưởng thời gian bên gia đình mà vẫn đảm bảo sức khỏe.
Người mang bầu kiêng ăn rau răm, rau sam, rau ngót
Người mang bầu nên kiêng ăn rau răm, rau sam và rau ngót vì những loại rau này có thể gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của mẹ và thai nhi:
- Rau răm có tính nóng, có thể làm gia tăng triệu chứng ợ nóng và khó tiêu trong thai kỳ.
- Rau sam, mặc dù giàu dinh dưỡng, nhưng có chứa chất gây co bóp tử cung, có thể làm tăng nguy cơ sảy thai.
- Rau ngót có tác dụng lợi tiểu mạnh, có thể dẫn đến tình trạng mất nước và gây nguy hiểm cho thai nhi.
Để bảo vệ sức khỏe, mẹ bầu nên lựa chọn các loại rau an toàn và tốt cho thai kỳ. Tham khảo bài viết “Bầu ăn rau muống được không?” để biết thêm những kiến thức bổ ích về loại rau tốt cho cả mẹ và thai nhi.
Bà bầu không nên mua mở hàng
Nhiều người bán hàng thường ngại khi bà bầu mở hàng. Vì theo những điều kiêng kỵ trong dân gian khi mang thai, điều này có thể mang lại vận xui và khiến hàng hóa ế ẩm. Trong 28 điều kiêng kỵ khi mang thai, đây là điều kiêng không có cơ sở nhất.
Nhiều cửa hàng chuyên bán đồ cho bà bầu và trẻ sơ sinh vẫn có khách hàng là bà bầu mở hàng. Từ đó cho thấy việc này không hề ảnh hưởng tiêu cực đến kinh doanh. Thực tế, việc bà bầu mua sắm có thể mang lại niềm vui và sự phấn khởi cho cả người bán và người mua.
Bà bầu không nên đạp xe đạp
Mẹ bầu nên hạn chế đạp xe trong 3 tháng đầu thai kỳ để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và thai nhi. Giai đoạn này là thời điểm thai nhi đang phát triển và cơ thể mẹ cũng có nhiều thay đổi. Việc đạp xe có thể gây áp lực lên vùng bụng và làm tăng nguy cơ té ngã, ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và thai nhi.
Nếu mẹ bầu cảm thấy muốn vận động, có thể chọn những hoạt động nhẹ nhàng hơn như đi bộ hoặc yoga để giúp cơ thể khỏe mạnh mà không gây rủi ro. Luôn lắng nghe cơ thể và tham khảo ý kiến bác sĩ để có những quyết định hợp lý trong quá trình mang thai.
Trên đây là sự thật về 28 điều kiêng kỵ khi mang thai và sự thật mà mẹ bầu nên biết để có thể chọn lọc thông tin kỹ càng. Hi vọng rằng bài viết này có thể cung cấp thêm các kiến thức cho mẹ bầu có một thai kỳ thoải mái, an toàn và “mẹ tròn con vuông”!