Thực Đơn Cho Bà Bầu Tiểu Đường 3 Tháng Cuối Chuẩn Y Khoa

Tiểu đường thai kỳ có thể gây nên những biến chứng cực kỳ nghiêm trọng như tiền sản giật, sảy thai, sinh non,... Để đảm bảo duy trì lượng đường ổn định, mẹ bầu cần tuân thủ thực đơn cho bà bầu tiểu đường 3 tháng cuối. Bài viết dưới đây là gợi ý của Em Bé Của Mẹ về thực đơn chuẩn cho thai phụ bị tiểu đường. Mời mẹ cùng tham khảo nhé!

Biến chứng nguy hiểm của tiểu đường thai kỳ 3 tháng cuối đối với mẹ và bé

Tiểu đường thai kỳ (TĐTK) là tình trạng rối loạn dung nạp glucose ở mọi mức độ, cho dù là khởi phát hay được phát hiện lần đầu tiên khi mang thai. TĐTK gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho cả mẹ và thai nhi.

Ảnh hưởng đối với mẹ: Thai phụ mắc TĐTK có thể làm tăng khả năng sảy thai, thai lưu, sinh non, đa ối, nhiễm trùng đường tiết niệu, mổ lấy thai,.. Chưa dừng lại ở đó, các thai phụ mắc đái tháo đường thai kỳ còn có khả năng bị tiến triển thành đái tháo đường typ 2 và gây biến chứng tim mạch nghiêm trọng.

Chỉ số đường huyết khi đói ≥ 92 mg/dL (5.1 mmol/L) được cho là đã bị TDTK
Chỉ số đường huyết khi đói ≥ 92 mg/dL (5.1 mmol/L) được cho là đã bị TDTK

Ảnh hưởng với thai nhi: TĐTK ảnh hưởng thai nhi chủ yếu là 3 tháng đầu và 3 tháng cuối. Trong 3 tháng đầu của thai kỳ, thai nhi có thể không phát triển, dẫn đến sảy thai tự nhiên hoặc dị tật bẩm sinh, thường xảy ra vào khoảng tuần thứ 6 đến tuần thứ 7. Trong 3 tháng giữa, đặc biệt là 3 tháng cuối thai kỳ, thai nhi bắt đầu tăng tiết insulin, khiến thai phát triển quá mức. Ngoài ra, mẹ bị tiểu đườn thai kỳ, sau này trẻ sẽ có nguy cơ cao mắc các bệnh về rối loạn chuyển hóa như: tiểu đường type 2, bệnh béo phì,...

Tiểu đường thai kỳ cũng gây ảnh hưởng tơi sự phát triển của thai nhi
Tiểu đường thai kỳ cũng gây ảnh hưởng tơi sự phát triển của thai nhi

Tầm quan trọng của dinh dưỡng trong việc kiểm soát tiểu đường cuối thai kỳ

Khi đối mặt với tình trạng TĐTK, điều quan trọng nhất là duy trì chỉ số đường huyết trong giới hạn an toàn. Để làm được điều đó, mẹ cần đặc biệt chú trọng đến thực đơn cho bà bầu tiểu đường 3 tháng cuối cho sự phát triển của thai nhi.

Duy trì chế độ dinh dưỡng hợp lý giúp mẹ bầu “thổi bay” nỗi lo bị TĐTK
Duy trì chế độ dinh dưỡng hợp lý giúp mẹ bầu “thổi bay” nỗi lo bị TĐTK

Một chế độ dinh dưỡng được điều chỉnh theo tình trạng sức khỏe của từng mẹ bầu sẽ mang đến những lợi ích như sau:

  • Đáp ứng đầy đủ năng lượng cần thiết và cân đối các dưỡng chất quan trọng.
  • Đảm bảo sự phát triển toàn diện cho thai nhi và sức khoẻ của mẹ bầu.
  • Hỗ trợ kiểm soát đường huyết theo mục tiêu, ngăn chặn tình trạng tăng đường sau ăn và giảm nguy cơ hạ đường huyết (glucose máu ≤ 3,9 mmol/L).

Nguyên tắc xây dựng thực đơn cho bà bầu tiểu đường 3 tháng cuối

Khi mang thai và mắc tiểu đường thai kỳ trong ba tháng cuối, mẹ bầu cần đặc biệt chú trọng đến chế độ dinh dưỡng để bảo đảm sức khỏe cho cả mẹ và bé. Dưới đây là một số nguyên tắc cần được mẹ áp dụng:

Thực đơn đa dạng dinh dưỡng: cần nạp đầy đủ các chất dinh dưỡng thiết yếu như: protein, chất xơ, vitamin và khoáng chất vào thực đơn cho bà bầu tiểu đường 3 tháng cuối. Tổng năng lượng phải đảm bảo từ 1.800 đến 2.500 calo mỗi ngày. Chia thành sáu bữa ăn nhỏ để kiểm soát đường huyết tốt hơn và tránh cảm giác đói.

Một số nguyên tắc trong xây dựng thực đơn cho bà bầu tiểu đường 3 tháng cuối bác sĩ khuyến cáo
Một số nguyên tắc trong xây dựng thực đơn cho bà bầu tiểu đường 3 tháng cuối bác sĩ khuyến cáo

Ưu tiên thực phẩm tốt:

  • Chất xơ: Những thực phẩm như rau xanh, trái cây ít ngọt và ngũ cốc nguyên hạt giúp no lâu và hỗ trợ tiêu hóa.
  • Protein nạc: Thịt gà, cá, đậu phụ và trứng cung cấp năng lượng và hỗ trợ sự phát triển của thai nhi.
  • Chất béo lành mạnh: Chọn cá hồi, quả bơ và dầu olive để bổ sung axit béo omega-3 tốt cho sức khỏe.

Hạn chế thực phẩm không tốt:

  • Gạo trắng và bánh mì trắng làm tăng đường huyết nhanh chóng, nên thay thế bằng tinh bột nguyên hạt khi làm thực đơn cho mẹ bầu tiểu đường thai kỳ.
  • Bánh kẹo và đồ ăn chế biến sẵn chứa nhiều đường, muối và chất phụ gia, gây khó khăn trong việc kiểm soát đường huyết.
  • Ngoài ra, mẹ bầu cần tránh tiêu thụ thức ăn nhanh, nước ngọt có gas, thực phẩm cay nóng, nhiều dầu mỡ gây khó tiêu.
Mẹ bầu nên hạn chế các loại bánh ngọt, thức ăn nhanh, nước ngọt có gas
Mẹ bầu nên hạn chế các loại bánh ngọt, thức ăn nhanh, nước ngọt có gas

Mẫu thực đơn 1 tuần cho bà bầu tiểu đường 3 tháng cuối

Mẹ vẫn đang phân vân chưa biết xây dựng cho mình chế độ ăn như thế nào? Tham khảo ngay thực đơn cho bà bầu tiểu đường 3 tháng cuối của Embecuame.com dưới đây:

Mẹ bầu nên ưu tiên các loại thực phẩm giàu chất xơ như rau, củ, hoa quả
Mẹ bầu nên ưu tiên các loại thực phẩm giàu chất xơ như rau, củ, hoa quả

Thực đơn ngày thứ 2

Bữa sáng - Bún bò, phở: Chọn loại nạc, hạn chế nước dùng nhiều dầu mỡ.

Bữa trưa - Cơm gạo lứt, cá hồi nướng/ áp chảo, salad.

Bữa phụ chiều - Sữa chua ít đường hoặc sữa tươi ít đường;

Bữa tối - Thịt thăn heo nướng, bánh mì ngũ cốc, salad.

Một bát phở thơm ngon cung cấp đủ dinh dưỡng cho bữa sáng khoẻ mạnh
Một bát phở thơm ngon cung cấp đủ dinh dưỡng cho bữa sáng khoẻ mạnh

Thực đơn ngày thứ 3

Thực đơn cho bà bầu 3 tháng cuối thai kỳ mẹ nên ăn gì vào ngày thứ 3?

Bữa sáng - Cháo yến mạch: Nấu cùng thịt nạc hoặc trứng gà, thêm cải bó xôi để tăng chất xơ.

Bữa trưa - Cơm trắng, gà nướng/ áp chảo, súp bí đỏ, bông cải xanh luộc;

Bữa phụ chiều - Súp hạt dinh dưỡng;

Bữa tối - Cơm trắng, canh rau cải thịt băm, tôm luộc/nướng.

Thực đơn ngày thứ 4

Khi xây dựng thực đơn cho bà bầu 3 tháng cuối mẹ có thể thay đổi các món thường xuyên để tránh bị ngán. Gợi ý các món ăn ngày 4 cho mẹ bầu tham khảo:

Bữa sáng - Trứng luộc, bánh mì ngũ cốc: Ưu tiên lựa chọn bánh mì nguyên cám;

Bữa trưa - Cơm gạo lứt, canh mồng tơi nấu tôm, trứng luộc;

Bữa phụ chiều - Trái cây ít ngọt;

Bữa tối - Cơm gạo lứt, canh hẹ, lườn gà áp chảo.

Thực đơn ngày thứ 5

Bữa sáng - Ngô luộc, trứng luộc, salad bơ;

Bữa trưa - Cá nướng, khoai lang nướng hoặc rau củ luộc;

Bữa phụ chiều - Sữa hạt;

Bữa tối - Cháo yến mạch nấu tôm, ngô, salad.

Thực đơn ngày thứ 6

Ngày thứ 6 trong thực đơn cho bà bầu tiểu đường 3 tháng cuối có món gì cho mẹ?

Bữa sáng - Sữa tươi không đường, táo, bánh mì ngũ cốc.

Bữa trưa - Thịt bò áp chảo, măng tây luộc hoặc khoai tây nghiền.

Bữa phụ chiều - Salad bơ.

Bữa tối - Cơm gạo lứt, cá hồi nướng hoặc áp chảo.

Cá hồi là loại thực phẩm giàu omega-3 có lợi cho sức khoẻ phụ nữ mang thai
Cá hồi là loại thực phẩm giàu omega-3 có lợi cho sức khoẻ phụ nữ mang thai

Thực đơn ngày thứ 7

Bữa sáng - Hủ tiếu, hoa quả.

Bữa trưa - 1 bát cơm, canh xương bí đao, thịt bò xào hoa thiên lý.

Bữa phụ chiều - Sữa chua hoa quả tươi.

Bữa tối - Cơm gạo lứt, rau muống luộc, đậu phụ nhồi thịt.

Thực đơn ngày chủ nhật

Bữa sáng - Cháo đậu đỏ;

Bữa trưa - Phở cuốn, hoa quả;

Bữa phụ chiều - Chè đậu đen;

Bữa tối - 1 bát cơm gạo lứt, cà tím nấu đậu và thịt, mướp đắng xào trứng.

Lưu ý:

  • Carbohydrate nên chiếm khoảng 46–60% lượng kcal hàng ngày, tối thiểu 175g để hỗ trợ sự phát triển của thai nhi, đặc biệt là cho não bộ.
  • Phụ nữ mắc tiểu đường thai kỳ cần tối thiểu 28g chất xơ/ngày bằng cách tiêu thụ khoảng 600g rau củ và trái cây, trong đó ít nhất 400g là rau xanh.
  • Lượng chất béo nên chiếm 20–30% tổng năng lượng mỗi ngày.

Gợi ý nhóm thực phẩm nên và không nên ăn khi bị tiểu đường thai kỳ

Khi lên thực đơn cho bà bầu tiểu đường 3 tháng cuối, mẹ bầu cần áp dụng các loại thực phẩm tốt và hạn chế tối đa các thực phẩm không tốt sau đây:

Thực phẩm tốt cho mẹ bầu mắc tiểu đường thai kỳ

Dưới đây là các loại thực phẩm nên bổ sung vào thực đơn cho 3 bầu tiểu đường 3 tháng cuối:

  • Trái cây: Các loại quả ít đường như táo, cam, bưởi, lê và kiwi rất tốt cho người bị tiểu đường thai kỳ. Chúng cung cấp nhiều vitamin và chất xơ, giúp ổn định đường huyết mà không làm tăng lượng đường đột ngột.
  • Rau xanh: Rau cải bó xôi, bông cải xanh, cà rốt và các loại rau lá xanh đều chứa nhiều chất xơ và các chất chống oxy hóa quan trọng. Các chất này giúp kiểm soát đường huyết và tăng cường sức khỏe mẹ bầu.
  • Thịt: Các loại thịt nạc như gà, cá hồi và thịt bò, thịt heo nạc cung cấp protein chất lượng cao, giúp duy trì năng lượng, hỗ trợ phát triển cơ bắp và tế bào của thai nhi mà không làm tăng đường huyết.
Sữa hạt cũng là một sự lựa chọn lý tưởng giúp mẹ bầu bồi bổ trong thai kỳ
Sữa hạt cũng là một sự lựa chọn lý tưởng giúp mẹ bầu bồi bổ trong thai kỳ

Thực phẩm không tốt cho mẹ bầu bị tiểu đường 3 tháng cuối

Trong 3 tháng cuối, mẹ bầu bị tiểu đường nên tránh các thực phẩm dễ làm tăng đường huyết như:

  • Các loại tinh bột nhanh hấp thu như: gạo trắng, bánh mì trắng, và mì ống không nguyên cám có thể khiến đường huyết tăng nhanh, gây khó kiểm soát.
  • Đồ uống có đường như: nước ngọt và nước ép trái cây ngọt cũng cần hạn chế, vì chúng chứa lượng đường cao.
  • Các loại đồ ngọt và món tráng miệng gồm bánh kẹo và kem, cung cấp nhiều calo nhưng ít dinh dưỡng.
Ăn vặt, thức ăn nhanh, đồ ngọt là những thức ăn mẹ bầu nên tránh xa
Ăn vặt, thức ăn nhanh, đồ ngọt là những thức ăn mẹ bầu nên tránh xa

Trên đây là thực đơn cho bà bầu tiểu đường 3 tháng cuối trong 7 ngày cho mẹ tham khảo. Bệnh tiểu đường thai kỳ có thể kiểm soát được căn bệnh này nếu có một chế độ dinh dưỡng hợp lý và duy trì lối sống lành mạnh. Ngoài việc xây dựng thực đơn hiệu quả thì cần tập luyện nhẹ nhàng tối thiểu 30 phút/ngày để cải thiện sức khoẻ. Chúc mẹ bầu vượt cạn thành công, “mẹ tròn con vuông”!

Hợp tác truyền thông, quảng cáo (0965.23.2222)