Cua được biết đến là nguồn thực phẩm "vàng" giàu dinh dưỡng nên được ưa thích trong thực đơn hàng ngày. Tuy nhiên, nhiều mẹ bầu thắc mắc "bầu 3 tháng đầu ăn cua được không?". Hãy cùng Em Bé Của Mẹ tìm câu trả lời chi tiết qua bài viết dưới đây nhé!
Giải đáp thắc mắc” Bầu 3 tháng đầu ăn cua được không?
Trả lời: “Bà bầu trong 3 tháng đầu nên tránh ăn cua và các sản phẩm từ cua”. Mặc dù cua là thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao, nhưng trong giai đoạn mang thai đầu tiên, ăn cua có thể gây ra những rủi ro nghiêm trọng. Cua có thể gây co thắt tử cung, xuất huyết trong và thậm chí dẫn đến lưu thai.
Bên cạnh đó, cua cũng chứa hàm lượng cholesterol cao, có thể ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của người mẹ. Do đó, để bảo vệ sức khỏe, mẹ bầu tốt nhất là nên kiêng cua trong 3 tháng đầu thai kỳ.
Phân tích nguy cơ tiềm ẩn khi ăn cua trong 3 tháng đầu
Cua là nguồn thực phẩm giàu dinh dưỡng với nhiều thành phần cần thiết cho mẹ bầu. Cụ thể, trong 100g cua có khoảng 17.5g protein, 120mg canxi và 453mg natri. Những dưỡng chất này hứa hẹn sẽ giúp xương chắc khỏe, hỗ trợ hồi phục nhanh chóng các tổn thương tế bào và cung cấp năng lượng dồi dào. Nhưng tại sao cua lại không được khuyến khích trong giai đoạn tam cá nguyệt đầu tiên?
Độc tố trong cua có thể ảnh hưởng tới thai phụ
Một số mẹ bầu thắc mắc “Bầu 3 tháng đầu ăn cua biển được không?”, Embecuame.com tổng hợp một số tài liệu gửi mẹ tham khảo như sau:
Đối với cua biển, đây là loại thực phẩm có thể chứa nhiều độc tố do môi trường sống bị ô nhiễm. Nước biển ngày càng bị ảnh hưởng bởi rác thải, nước thải công nghiệp và các sự cố tràn dầu khiến cua biển dễ bị nhiễm độc.
Theo nghiên cứu từ ELSEVIER, thịt cua có thể chứa từ 0.21 đến 0.33mg/kg thủy ngân, một chất độc có hại cho sức khỏe. Khi bà bầu ăn cua, thủy ngân có thể thâm nhập gây tổn hại đến hệ thần kinh và khả năng vận động của thai nhi. Ngoài ra, một lượng thủy ngân cao còn ảnh hưởng đến các giác quan và có thể gây khó thở cho mẹ bầu.
Với cua đồng, tuy không bị nhiễm các chất độc hại nhưng cua đồng thường sống trong các khe núi, kênh rạch, bờ ruộng. Các khu vực này khiến cua dễ bị nhiễm các loài ký sinh có thể gây bệnh cho con người. Mẹ bầu với sức khoẻ nhạy cảm cũng cần cẩn trọng để tránh nguy cơ nhiễm ký sinh.
Cua có tính hàn gây lạnh bụng, tiêu chảy
Theo quan niệm y học cổ truyền cua có tính hàn nên dễ gây ra các vấn đề về tiêu hóa cho các mẹ bầu. Việc tiêu thụ cua có thể làm trầm trọng thêm tình trạng lạnh bụng, dẫn đến tiêu chảy hoặc các triệu chứng khác như đầy hơi và đau bụng.
Đối với những bà bầu đang gặp vấn đề về tiêu hóa thì ăn cua có thể khiến tình trạng xấu đi, gây áp lực lên hệ tiêu hóa và sức khỏe tổng thể của mẹ. Ngoài ra, các triệu chứng tiêu chảy có thể dẫn đến mất nước, làm giảm sự cung cấp dinh dưỡng cho thai nhi.
Sức khoẻ của phụ nữ trong thời kỳ mang thai là rất nhạy cảm, tình trạng đầy hơi diễn ra thường xuyên hơn. Lúc này, mẹ bầu nên trang bị cho mình những cách chữa đầy hơi cho bà bầu nhanh nhất để ổn định sức khoẻ.
Nguy cơ dị ứng cao
“Bầu 3 tháng đầu ăn cua đồng được không?” Các loại cua, đặc biệt là cua đồng có nguy cơ cao gây dị ứng. Hệ thống miễn dịch của phụ nữ mang thai nhận định một số protein trong cua là "dị nguyên" nên sản sinh ra các kháng thể Immunoglobulin E (IgE) để bảo vệ cơ thể. Tình trạng này kích hoạt các chất trung gian gây dị ứng đồng thời làm tăng nguy cơ phản ứng dị ứng nghiêm trọng như mề đay hay sốc phản vệ.
Nguy cơ gây co thắt tử cung, xuất huyết
Ăn cua hoặc các món ăn từ cua có thể gây ra sự kích thích tử cung do các thành phần có trong cua. Đặc biệt là ở những bà bầu có cơ địa nhạy cảm. Một số nghiên cứu chỉ ra rằng, ăn cua có thể gây co thắt cơ trơn, từ đó dẫn đến hiện tượng co thắt tử cung. Khi cơ tử cung co bóp quá mức, nó có thể gây ra cơn đau và xuất huyết, làm tăng nguy cơ sảy thai hoặc sinh non.
Hướng dẫn ăn cua đúng cách, an toàn cho mẹ bầu
Để đảm bảo an toàn sức khỏe, các mẹ bầu cần chú ý những điều sau khi quyết định ăn cua hoặc bất kỳ loại thực phẩm nào:
- Thời điểm ăn cua thích hợp là sau 3 tháng đầu, qua thời gian này sức khoẻ của mẹ và bé đã ổn định hơn và giảm thiểu tình trạng dị ứng.
- Chế biến kỹ lưỡng: Mẹ bầu nên chế biến và nấu chín cua đúng cách trước khi ăn.
- Không uống nước cua: Tuyệt đối không ăn cua tái, sống do nguy cơ chứa mầm bệnh nguy hiểm, có thể dẫn đến bệnh sán lá phổi hoặc ngộ độc thực phẩm.
- Tránh thịt cua để qua đêm: Không ăn thịt cua hoặc các món chế biến từ cua đã để qua đêm, ngay cả khi đã bảo quản trong tủ lạnh, vì dễ bị nhiễm khuẩn và gây lạnh bụng.
- Kiêng kỵ một số thực phẩm: Trước và sau khi ăn thịt cua, bà bầu nên tránh uống trà và ăn trái cây (đặc biệt là quả hồng) để giảm nguy cơ tiêu chảy và rối loạn tiêu hóa.
- Người bị dị ứng hải sản: Bà bầu có tiền sử dị ứng với thịt cua hoặc hải sản nên kiêng hoàn toàn trong suốt 9 tháng thai kỳ và giai đoạn cho con bú. Nếu có triệu chứng dị ứng nhẹ, mẹ có thể ăn nhưng cần hạn chế và hỏi ý kiến bác sĩ trước.
- Trường hợp đặc biệt: Nếu bà bầu đang bị tiêu chảy, cảm cúm, hoặc có hệ tiêu hóa yếu, tuyệt đối không nên ăn cua.
Trên đây là thông tin mà Em Bé Của Mẹ tổng hợp để trả lời cho câu hỏi “Bầu 3 tháng đầu ăn cua được không?”. Hy vọng bài viết này có thể cung cấp thêm cho mẹ kiến thức về an toàn trong ăn uống giai đoạn nhạy cảm. Chúc mẹ bầu có một thai kỳ khoẻ mạnh, bé khoẻ mẹ vui!