Bà bầu ăn mắm tôm được không là thắc mắc phổ biến của nhiều mẹ trong thời kỳ mang thai. Mắm tôm là gia vị đậm đà, hấp dẫn nhưng cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro nếu không sử dụng đúng cách. Vậy mẹ bầu có nên ăn mắm tôm và cần lưu ý gì để đảm bảo an toàn? Hãy cùng tìm hiểu những thông tin cần thiết để mẹ vừa thỏa mãn cơn thèm mà vẫn giữ được sức khỏe cho cả hai mẹ con nhé.
Giải đáp: Bầu ăn mắm tôm được không?
Câu trả lời là: "Tùy vào tuổi thai". Hiện tại vẫn chưa có nghiên cứu khoa học nào cho rằng mắm tôm gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi. Tuy nhiên, nếu đang trong giai đoạn tam cá nguyệt đầu, mẹ bầu nên hạn chế ăn mắm tôm. Đây là một loại gia vị mặn dễ gây phù nề, tích nước, tăng huyết áp, lại khó đảm bảo vệ sinh nếu ăn ngoài hàng quán.
Sau 3 tháng đầu, mẹ bầu nếu quá thèm có thể ăn lại gia vị này. Tuy nhiên, cần chọn loại mắm tôm đảm bảo vệ sinh, chưng mắm tôm chín trước khi ăn để tiêu diệt mầm bệnh. Tốt nhất mẹ bầu nên mua nguyên liệu về tự nấu ở nhà để đảm bảo an toàn.
Phân tích lợi ích khi bà bầu ăn mắm tôm
Vậy giải đáp cho thắc mắc bầu ăn mắm tôm được không là Có thể! Để hiểu hơn về loại gia vị này, mẹ bầu hãy cùng Em Bé Của Mẹ khám phá những lợi ích của mắm tôm nhé.
Cung cấp DHA tự nhiên cho sự phát triển của thai nhi
Mẹ bầu ăn mắm tôm có thể giúp cung cấp DHA tự nhiên – một dưỡng chất quan trọng cho sự phát triển của thai nhi. DHA thuộc nhóm Omega-3, hỗ trợ hình thành não bộ và thị giác của trẻ ngay từ giai đoạn thai kỳ.
Theo nghiên cứu của các nhà khoa học tại Đại học Montreal (Canada), trong mắm tôm Việt Nam có chứa lượng lớn DHA. Mẹ bầu sử dụng mắm tôm đúng cách sẽ góp phần tăng cường trí thông minh và phát triển võng mạc của trẻ. Từ đó góp phần vào sự phát triển toàn diện của trẻ sau này.
Hỗ trợ phòng tránh dị tật ở thai nhi
Trong mắm tôm có chứa nhiều vitamin B và các khoáng chất giúp phát triển hệ thần kinh ổn định cho thai nhi. Từ đó hỗ trợ giảm nguy cơ mắc các dị tật bẩm sinh như: Down, Patau, Edwards, chậm phát triển tâm thần, bại não,... Ngoài ra, do giàu vitamin B, ăn mắm tôm cũng giúp mẹ bầu tăng cường sức khỏe, mang thai an toàn.
Cung cấp omega-3 và dưỡng chất tốt cho thai phụ
Mắm tôm là nguồn cung cấp omega-3, hỗ trợ phát triển hệ thần kinh và não bộ thai nhi. Đồng thời giảm nguy cơ tiền sản giật và trầm cảm cho mẹ bầu. Bên cạnh đó, mắm tôm còn cung cấp protein giúp xây dựng mô và cơ bắp, cùng lượng canxi cần thiết cho sự phát triển xương, răng của thai nhi. Khi ăn kèm rau sống trong món bún đậu mắm tôm, mẹ bầu còn nhận thêm chất xơ, vitamin A, C, folate, kali và magie – các dưỡng chất cần thiết giúp thai kỳ khỏe mạnh.
Kích thích mẹ bầu ăn ngon, cải thiện tâm trạng
Bầu ăn mắm tôm được không để ăn ngon miệng, cải thiện tâm trạng? Hoàn toàn được. Hương vị đậm đà, thơm ngon của mắm tôm có thể làm tăng cảm giác thèm ăn. Từ đó giúp mẹ bầu bổ sung đầy đủ năng lượng và dưỡng chất cho cơ thể. Ngoài ra, việc thưởng thức món ăn yêu thích như bún đậu mắm tôm còn giúp cải thiện tâm trạng, giảm căng thẳng, lo âu trong thai kỳ.
Tác hại khi bà bầu ăn mắm tôm không đúng cách
Tuy mắm tôm có nhiều lợi ích cho sức khỏe nhưng nếu sử dụng không đúng cách sẽ đem lại một số tác dụng phụ. Dưới đây là một số tác hại có thể xảy ra khi mẹ bầu ăn mắm tôm sai cách:
- Ngộ độc thực phẩm: Quá trình làm mắm tôm tạo điều kiện cho nhiều loại vi khuẩn phát triển nếu không được chế biến hoặc bảo quản đúng cách. Mẹ bầu ăn phải mắm tôm mất vệ sinh dễ bị ngộ độc thực phẩm, không tốt cho sức khỏe.
- Tăng huyết áp: Với hàm lượng muối cao, mẹ bầu ăn nhiều mắm tôm dễ bị tăng huyết áp. Từ đó làm mẹ bầu tăng nguy cơ bị biến chứng trong thai kỳ.
- Phù nề: Đây là một gia vị mặn nên nếu ăn quá nhiều có thể gây tích nước, dẫn đến tình trạng phù nề.
- Mệt mỏi và buồn bực: Các triệu chứng như mệt mỏi, mất nước có thể xuất hiện do tác động của việc ăn mắm tôm quá nhiều.
- Dị tật thai nhi: Mắm tôm không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm gây ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi, nghiêm trọng hơn là dị tật bẩm sinh.
Lưu ý quan trọng khi bà bầu ăn mắm tôm
Để đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và bé, khi ăn mắm tôm mẹ bầu cần lưu ý một số điểm quan trọng sau:
Cách chọn mắm tôm an toàn cho sức khỏe
Một số mẹo để mẹ bầu có thể chọn loại mắm tôm chất lượng:
- Kiểm tra mùi vị: Mắm tôm chất lượng có mùi nồng đặc trưng nhưng vẫn thoang thoảng hương thơm nhẹ, vị mặn vừa phải. Nếu có mùi tanh hoặc mùi lạ, mẹ bầu không nên sử dụng.
- Xem xét màu sắc: Mắm tôm tự nhiên thường có màu tím nhạt hoặc màu sim chín. Nếu thấy có màu tím đỏ, rất có thể sản phẩm đã bị nhuộm phẩm màu, không an toàn cho sức khỏe.
- Tìm hiểu nguồn gốc sản phẩm: Lựa chọn mắm tôm từ các thương hiệu uy tín, có quy trình sản xuất nghiêm ngặt, rõ ràng, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
Lượng mắm tôm bà bầu nên ăn là bao nhiêu?
Mắm tôm là loại gia vị có hàm lượng muối cao, do đó mẹ bầu cần cẩn trọng khi sử dụng. Mỗi ngày, mẹ chỉ nên ăn từ 1 đến 2 muỗng cà phê mắm tôm, tương đương khoảng 5 đến 10ml. Nếu sử dụng quá nhiều, mẹ có thể bị thừa muối, dẫn đến tình trạng giữ nước và tăng huyết áp, không tốt cho sức khỏe.
Một số trường hợp mẹ bầu không nên ăn mắm tôm
Bầu ăn mắm tôm được không? Có, nhưng mẹ bầu nên tránh ăn mắm tôm trong một số trường hợp như:
- Đang trong 3 tháng đầu thai kỳ, khi hệ miễn dịch của mẹ còn yếu và thai nhi đang trong giai đoạn phát triển nhạy cảm. Ăn mắm tôm trong thời gian này có thể làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn.
- Mẹ bầu có vấn đề về tiêu hóa như khó tiêu, đau dạ dày, viêm loét dạ dày hoặc rối loạn tiêu hóa. Vì mắm tôm có thể gây kích ứng, làm trầm trọng thêm các triệu chứng đó.
- Người bị huyết áp cao, bị suy thận hoặc phù thũng. Do trong mắm tôm có nhiều muối nên nguy cơ bệnh trở nặng khá cao.
- Bún đậu mắm tôm là món ăn nhiều người yêu thích. Tuy nhiên, mẹ bầu nên cẩn trọng khi thưởng thức món ăn này. Không nên ăn đậu phụ nếu mẹ bầu mắc bệnh về tuyến giáp. Hạn chế ăn đồ chiên rán như chả cốm, đậu phụ, và dồi chiên gây khó tiêu.
Gợi ý một số món ăn từ mắm tôm ngon miệng cho bà bầu
Mẹ bầu thèm ăn mắm tôm có thể thử một số món ăn ngon miệng sau đây:
- Mắm tôm chưng trứng: Món này dễ làm lại bổ dưỡng. Mẹ bầu có thể sử dụng trứng vịt hoặc trứng gà để đổi vị.
- Bún thang: Nước dùng của bún thang có thêm mắm tôm sẽ đậm đà hơn mà không quá nồng.
- Bún đậu mắm tôm: Sự kết hợp của nhiều loại thực phẩm như thịt luộc, đậu rán, bún tươi, nem rán, lòng lợn và rau sống.
- Thịt luộc chấm mắm tôm: Đây là một món ăn đơn giản nhưng đầy đủ dưỡng chất. Mẹ bầu vừa có bữa ăn ngon miệng vừa không lo tăng cân.
Mong rằng bài viết trên đã giải đáp được băn khoăn bà bầu ăn mắm tôm được không của những mẹ lần đầu mang thai. Để an toàn nhất, mẹ bầu hãy mua nguyên liệu về tự pha tại nhà cho an toàn. Chúc mẹ bầu có một thai kỳ khỏe mạnh!