Bầu Ăn Sầu Riêng Được Không? 5 Lợi Ích Bất Ngờ Ít Người Biết

Nguyễn Minh Anh

Sầu riêng được gọi là "vua của các loại trái cây", bởi hương vị thơm ngon và mùi vị đặc trưng. Tuy nhiên, liệu rằng mẹ bầu ăn sầu riêng được không và việc tiêu thụ loại trái cây này trong thời gian mang thai có an toàn hay không? Hãy cùng Embecuame.com khám phá thông tin hữu ích trong bài viết dưới đây!

Góc giải đáp: Phụ nữ mang bầu ăn sầu riêng được không?

Ở Châu Á, nhiều người thường quan niệm rằng sầu riêng có tính nóng và có thể gây ra các vấn đề về tiêu hoá. Tuy nhiên, hiện nay không có bằng chứng khoa học nào khẳng định rằng ăn sầu riêng là nguy hiểm cho bà bầu. Ngược lại, sầu riêng còn được xem là một nguồn cung cấp vitamin và khoáng chất cần thiết cho sức khỏe của mẹ và bé.

Việc ăn sầu riêng với lượng hợp lý có thể mang lại lợi ích cho sức khỏe cả mẹ và em bé. Do đó, các mẹ đang mang thai có thể yên tâm thưởng thức nếu cơ thể không có bất kỳ phản ứng tiêu cực nào với loại trái cây này.

Phụ nữ khi có bầu ăn sầu riêng được không?
Phụ nữ khi có bầu ăn sầu riêng được không?

Lợi ích của sầu riêng đối với mẹ bầu khi mang thai

Khi mang thai, chế độ dinh dưỡng của bà bầu đóng một vai trò vô cùng quan trọng. Và để làm phong phú thực đơn, bạn có thêm sầu riêng vào danh sách các loại trái cây “có thể ăn”. Bởi nó mang lại nhiều lợi ích tuyệt vời có thể kể đến như:

Cung cấp năng lượng, giúp mẹ bầu tăng cân khỏe mạnh

Sầu riêng là một loại trái cây giàu năng lượng, rất hữu ích cho phụ nữ trong thời kỳ mang thai. Với hàm lượng calo cao, sầu riêng sẽ giúp mẹ bầu tăng cân một cách khỏe mạnh. Từ đó đảm bảo cơ thể có đầy đủ năng lượng cho cả mẹ và thai nhi.

Sầu riêng giúp tăng cường năng lượng cho mẹ bầu khi mang thai
Sầu riêng giúp tăng cường năng lượng cho mẹ bầu khi mang thai

Cung cấp Axit Folic cho cơ thể

Phụ nữ mang bầu ăn sầu riêng được không? Axit Folic dồi dào trong sầu riêng giúp khẳng định thêm cho câu trả lời “Có” này. Axit Folic giúp phòng ngừa chứng dị tật ống thần kinh bẩm sinh cho thai nhi. Để đáp ứng nhu cầu Axit Folic hiệu quả, các bà mẹ mang thai nên tiêu thụ khoảng 100g sầu riêng trong một ngày.

Ngăn ngừa táo bón

Sầu riêng có tác dụng đặc biệt là ngăn ngừa táo bón, một vấn đề khó chịu thường gặp của phụ nữ mang thai. Lượng lớn chất xơ trong sầu riêng sẽ giúp thai phụ cải thiện đáng kể chức năng tiêu hóa của mình.

Sầu riêng mang lại nguồn chất xơ tốt cho phụ nữ mang thai
Sầu riêng mang lại nguồn chất xơ tốt cho phụ nữ mang thai

Bổ sung canxi, phát triển hệ xương của em bé

Trong mỗi 100g cơm sầu riêng cung cấp khoảng 20mg canxi. Việc bổ sung canxi từ sầu riêng ngay từ ngày đầu thai kỳ góp phần hỗ trợ sự hình thành xương ở thai nhi, giảm nguy cơ mắc còi xương bẩm sinh.
Vì vậy, mẹ hoàn toàn có thể thêm sầu riêng vào thực đơn những trái cây tốt cho mẹ bầu 3 tháng đầu nhé!

Giảm nguy cơ trầm cảm sau sinh

Ăn sầu riêng giúp tạo cảm giác thư giãn và thoải mái nhờ vào Tryptophan, một hợp chất có khả năng kích thích cơ thể sản xuất Serotonin. Serotonin thường được gọi là "hormone hạnh phúc", đóng vai trò quan trọng trong việc điều chỉnh tâm trạng và cảm xúc.

Sầu riêng có tác dụng hỗ trợ ngăn ngừa trầm cảm ở phụ nữ sau sinh
Sầu riêng có tác dụng hỗ trợ ngăn ngừa trầm cảm ở phụ nữ sau sinh

Tác hại khi bà bầu ăn sầu riêng không đúng cách

Việc ăn sầu riêng quá mức cũng gây hại tới sức khỏe của cả mẹ và bé. Một số tác hại thường gặp nhất, bao gồm:

Gây nóng trong, nổi mụn

Sầu riêng tuy giàu dinh dưỡng, nhưng nếu ăn không đúng cách sẽ gây ra tình trạng nóng trong người. Việc tiêu thụ quá nhiều sầu riêng sẽ làm gia tăng nhiệt cơ thể, gây nóng trong và nổi mụn trên da.

Khó tiêu, đầy bụng

Ngoài ra, sầu riêng còn có thể gây ra hiện tượng khó tiêu và đầy bụng cho người có thai nếu ăn quá nhiều. Với hệ tiêu hóa nhạy cảm, các mẹ đang mang thai sẽ cảm thấy khó chịu và mệt mỏi nếu lạm dụng loại trái cây này.

Một số dấu hiệu không mong muốn khi bà bầu ăn sầu riêng
Một số dấu hiệu không mong muốn khi bà bầu ăn sầu riêng

Gây tăng cân và mắc bệnh tiểu đường thai kỳ 

Việc ăn sầu riêng quá nhiều có thể làm tăng đường huyết và dẫn đến tình trạng tăng cân quá mức. Sầu riêng chứa lượng carbohydrate cao, nếu tiêu thụ thường xuyên với khối lượng lớn có thể gây dư thừa chất. Điều này không tốt cho cả mẹ và bé, nhất là trong giai đoạn thai kỳ cần duy trì cân bằng dinh dưỡng.

Một số trường hợp thai phụ cần tránh

Trường hợp thai phụ cần tránh ăn sầu riêng bao gồm: Người mắc bệnh tiểu đường, thừa cân. Đối với những bà bầu đang mắc bệnh lý này, việc tiêu thụ sầu riêng không chỉ làm tăng nguy cơ về sức khỏe mà còn tác động đến sự phát triển của thai nhi.

Hướng dẫn cách ăn sầu riêng theo từng giai đoạn thai kỳ

Sầu riêng là một loại trái cây có hương vị đặc biệt và nhiều người yêu thích. Nhưng trong thai kỳ, việc tiêu thụ thực phẩm này cần được kiểm soát cẩn thận. Dưới đây là hướng dẫn về cách ăn sầu riêng theo từng giai đoạn thai kỳ:

  • Từ tháng thứ nhất đến tháng thứ 3: Trong giai đoạn này, mẹ mang thai nên hạn chế ăn sầu riêng do hương vị mạnh và có thể gây khó chịu cho dạ dày. Nếu muốn thưởng thức, mẹ hãy bắt đầu với một lượng nhỏ tầm 30 - 50g mỗi tuần.
  • Từ tháng thứ 4 đến tháng thứ 6: Giai đoạn giữa thai kỳ là thời điểm thai nhi phát triển nhanh chóng, cần nhiều dưỡng chất hơn. Mẹ bầu có thể tăng lượng sầu riêng lên khoảng 100g mỗi tuần để tránh tình trạng nóng trong người.
  • Từ tháng thứ 7 đến tháng thứ 9: Bầu tháng cuối ăn sầu riêng được không?Trong giai đoạn cuối thai kỳ, thai phụ có thể ăn sầu riêng với số lượng vừa phải khoảng 100 - 150g trong một lần và nên giới hạn 1 - 2 lần. Tuy nhiên, cần lưu ý đến việc tránh ăn sầu riêng vào buổi tối để không gây khó ngủ và tiêu hóa kém.
Cách tiêu thụ sầu riêng qua từng giai đoạn an toàn và hiệu quả
Cách tiêu thụ sầu riêng qua từng giai đoạn an toàn và hiệu quả

Bà bầu cần lưu ý những gì khi ăn sầu riêng?

Khi thưởng thức sầu riêng, các mẹ đang mang thai nên cân nhắc các yếu tố sau:

  • Một số mẹ bầu mặc dù không có phản ứng mạnh với sầu riêng nhưng cũng có thể cảm thấy khó tiêu hoặc đầy bụng sau khi ăn. Nếu gặp tình trạng này, nên cân nhắc giảm bớt hoặc ngừng ăn.
  • Không nên ăn sầu riêng khi đói bụng, vì có thể gây cảm giác khó chịu cho dạ dày. Tốt nhất là nên ăn nó sau bữa chính hoặc kết hợp với các thực phẩm lành tính khác.
  • Sầu riêng có thể gây nóng trong người, do đó bà bầu cần uống đủ nước khi ăn để duy trì sự cân bằng và tránh mất nước.
  • Các mẹ có vấn đề về thừa cân, tiểu đường, hay có tiền sử mắc tiểu đường trong các lần mang thai trước, nên hạn chế sầu riêng để bảo vệ sức khỏe.
  • Không nên ăn sầu riêng cùng với các loại thực phẩm khác như hải sản, thịt, rượu, bia, nước ngọt, cà phê,... Vì có thể dẫn đến rối loạn tiêu hóa và những vấn đề sức khỏe khác.
Các mẹ đang mang bầu khi muốn ăn sầu riêng thì cần lưu ý điều gì?
Các mẹ đang mang bầu khi muốn ăn sầu riêng thì cần lưu ý điều gì?

Gợi ý một số món ăn ngon miệng, bổ dưỡng từ sầu riêng cho mẹ bầu

Dưới đây là một số công thức món ăn ngon miệng và bổ dưỡng từ sầu riêng cho mẹ đang mang bầu:

  • Xôi sầu riêng: Xôi nếp sầu riêng là món ăn bổ dưỡng kết hợp với nước cốt dừa. Món ăn này cung cấp kali, giúp điều hòa huyết áp và hỗ trợ sức khỏe tim mạch cho mẹ bầu.
  • Bánh kem vị sầu riêng: Bánh kem sầu riêng không chỉ thơm ngon mà còn chứa nhiều dinh dưỡng thiết yếu.
  • Sinh tố sầu riêng với chuối: Loại thức uống này giàu vitamin A, C và khoáng chất như canxi. Đồng thời, chuối cũng cung cấp thêm chất xơ và kali, giúp chống táo bón.
  • Chè sầu riêng: Chè cung cấp carbohydrate từ khoai môn và đậu xanh, cùng với chất béo và vitamin từ sầu riêng. Đây là món ăn bổ dưỡng, giúp mẹ bầu cải thiện tâm trạng và giảm cảm giác mệt mỏi.
Những món ăn ngon miệng được làm từ sầu riêng mà mẹ bầu không nên bỏ lỡ
Những món ăn ngon miệng được làm từ sầu riêng mà mẹ bầu không nên bỏ lỡ

Tóm lại, mặc dù câu hỏi "Bầu ăn sầu riêng được không?" có nhiều ý kiến trái chiều. Tuy nhiên, nếu người mẹ có một chế độ ăn uống hợp lý và không có dị ứng với loại trái cây này, thì hãy thưởng thức nó một cách thoải mái. Và đừng quên tham khảo thêm các kiến thức hữu ích trên Embecuame.com để có sự lựa chọn đúng đắn cho sức khỏe của mẹ và bé.

Hợp tác truyền thông, quảng cáo (0965.23.2222)