Nước dừa, thức uống giải khát quen thuộc, liệu có an toàn và tốt cho mẹ bầu? Bài viết này sẽ giải đáp thắc mắc "Bầu mấy tháng uống được nước dừa?" và cung cấp thông tin hữu ích về lợi ích, tác dụng phục và những lưu ý khi người mang thai sử dụng.
Giải đáp: Bà bầu mấy tháng được uống nước dừa?
Nước dừa, thức uống giàu dinh dưỡng, không phải lúc nào cũng tốt cho mẹ bầu. Vậy, bầu tháng thứ mấy được uống nước dừa?
Các chuyên gia sản khoa khuyên mẹ bầu nên uống nước dừa từ tháng thứ 4 đến tháng thứ 7 của thai kỳ (tuần 13 - 28). Giai đoạn này, mẹ và bé đã ổn định, sẵn sàng hấp thụ khoáng chất từ nước dừa.
Các giai đoạn thai kỳ mẹ bầu cần lưu ý gồm:
- 3 tháng đầu: Thai phụ cần tránh uống nước dừa trong 3 tháng đầu. Do tính mát của nước dừa có thể gây sảy thai.
- Cuối thai kỳ: Thai phụ nên hạn chế uống nước dừa, trừ khi có chỉ định của bác sĩ. Từ tuần thứ 29, mẹ bầu uống nhiều có thể gây dư ối, ảnh hưởng đến sinh nở.
Dưới đây là bảng lượng nước dừa phù hợp cho bà bầu theo các giai đoạn mang thai:
Tháng thai | Lượng nước dừa khuyến nghị |
1 - 3 (tuần 1 - 12) | Không sử dụng |
4 - 7 (tuần 13 - 28) | 150 - 200ml/ngày (3 - 4 lần/tuần) |
8 - 9 (tuần 29 - 36) | Hạn chế sử dụng |
7+ lợi ích tuyệt vời của nước dừa đối với bà bầu
Nước dừa là nguồn cung cấp dưỡng chất tự nhiên giàu vitamin và khoáng chất. Dưới đây là các lợi ích nổi bật của nước dừa đối với sức khỏe mẹ và em bé được Em Bé Của Mẹ tổng hợp.
Đào thải độc tố, lợi tiểu, chống táo bón
Một trong những lợi ích nổi bật của nước dừa là khả năng đào thải độc tố và hỗ trợ lợi tiểu tự nhiên nhờ vào thành phần kali và magie. Các khoáng chất này loại bỏ chất cặn bã, ngăn ngừa sỏi thận và nhiễm trùng đường tiết niệu, từ đó giảm nguy cơ sinh non.
Ngoài ra, sự thay đổi nội tiết tố khi mang thai thường gây khó tiêu và táo bón. Uống nước dừa giúp mẹ bầu có đủ lượng nước để hệ tiêu hóa hoạt động trơn tru hơn.
Cải thiện tình trạng thiểu ối hiệu quả
Nước dừa giúp bổ sung nước ối và tăng cường tuần hoàn máu cho thai nhi. Khi mẹ bầu có nguy cơ thiếu ối, đặc biệt là vào những tuần cuối thai kỳ, bác sĩ thường khuyến khích uống nước dừa. Tuy nhiên, nếu lượng nước ối ổn định, mẹ bầu nên hạn chế uống nước dừa trong giai đoạn cuối để tránh dư ối, gây khó khăn cho quá trình sinh nở.
Ổn định huyết áp cho mẹ bầu
Nước dừa giúp mẹ bầu duy trì huyết áp ổn định, đặc biệt là những người bị cao huyết áp. Nhờ chứa kali, magie và axit lauric, nước dừa điều chỉnh huyết áp hiệu quả. Các khoáng chất này còn giúp:
- Tăng cholesterol tốt (HDL).
- Giảm cholesterol xấu (LDL).
- Ngăn ngừa bệnh tim mạch.
Giảm các triệu chứng của trào ngược dạ dày
Quá trình thai nhi lớn dần gây chèn ép lên dạ dày, khiến dịch vị trào ngược lên thực quản, gây chứng ợ chua. Đồng thời, tử cung mở rộng cũng làm giãn van dạ dày, khiến bà bầu dễ bị trào ngược.
Nhiều bà bầu chia sẻ rằng uống nước dừa giúp họ dễ chịu hơn. Nước dừa có tính kiềm nhẹ, có thể trung hòa axit dạ dày. Tuy nhiên, hiện tại vẫn chưa có bằng chứng khoa học cụ thể chứng minh tác dụng này của nước dừa.
Tăng cường miễn dịch, chống nhiễm trùng cho thai phụ
Nước dừa giàu vitamin và khoáng chất thiết yếu như: Vitamin (C, A), Sắt, Magie, Kẽm,... giúp nâng cao hiệu quả phòng vệ của hệ miễn dịch. Đặc biệt, Axit lauric có trong nước dừa có khả năng kháng khuẩn, kháng virus và chống viêm. Axit lauric chịu trách nhiệm tạo ra monolaurin, một hợp chất kháng khuẩn mạnh mẽ, tiêu diệt vi khuẩn có hại, bảo vệ sức khỏe thai kỳ.
Hỗ trợ sự phát triển sương ở thai nhi
Nước dừa giàu dưỡng chất thiết yếu cho sự phát triển của bé, bao gồm canxi và phospho. Canxi và phospho giúp xương chắc khỏe, ngăn ngừa còi xương và loãng xương.
Tuy có lợi cho sự phát triển của em bé, nhưng mẹ hãy không nên chỉ bổ sung chất dinh dưỡng từ nước dừa. Nhất là trong giai đoạn tam cá nguyệt đầu không thể sử dụng nước dừa. Thay vào, mẹ hãy tìm đến những lựa chọn thay thế trong những trái cây tốt cho bà bầu 3 tháng đầu.
Bù nước, cung cấp điện giải cần thiết cho bà bầu
Trong thời kỳ mang thai, cơ thể mẹ bầu thường xuyên đổ mồ hôi, nôn mửa, và đôi khi bị tiêu chảy. Những tình trạng này có thể khiến mẹ bầu mất nước, mệt mỏi. Kali và khoáng chất có trong nước dừa sẽ giúp mẹ bầu duy trì sự cân bằng điện giải.
Tác dụng phụ của nước dừa đối với bà bầu
Mặc dù nước dừa có nhiều lợi ích cho sức khỏe, nhưng tiêu thụ quá mức có thể gây ra một số tác dụng phụ, đặc biệt là đối với phụ nữ mang thai như:
- Tăng kali máu: Nước dừa rất giàu kali và các chất điện giải khác. Uống quá nhiều nước dừa làm kali máu tăng, gây tắc ruột, rối loạn nhịp tim, hoặc ngừng tim đột ngột rất nguy hiểm ở phụ nữ mang thai.
- Hạ huyết áp: Do chứa nhiều kali, nước dừa có thể làm giảm huyết áp, gây nguy hiểm cho cả mẹ và bé nếu uống quá nhiều.
- Tăng nguy cơ tiền sản giật: Uống quá nhiều nước dừa có thể làm tăng lượng natri và kali tiêu thụ vượt mức cần thiết, làm tăng nguy cơ mắc tiền sản giật.
- Nhuận tràng quá mức: Nước dừa có thể cải thiện táo bón, nhưng uống quá nhiều có thể gây khó chịu dạ dày, mất cân bằng điện giải, dẫn đến tiêu chảy.
5 lưu ý mẹ bầu nên nhớ khi sử dụng nước dừa
Trong quá trình sử dụng nước dừa, mẹ bầu hãy lưu ý những điều dưới đây để đảm bảo an toàn sức khỏe:
- Uống nước dừa tươi nguyên chất: Tránh thêm đường hoặc chất tạo ngọt.
- Không uống nước dừa vào buổi tối: Nước dừa có tính hàn, dễ gây đầy bụng, khó tiêu cho mẹ bầu khi uống buổi tối.
- Tránh uống khi mệt: Nước dừa có tác dụng làm hạ huyết áp. Mẹ bầu có tiền sử suy nhược, huyết áp thấp không nên uống nhiều.
- Không uống nước dừa để qua đêm: Nước dừa để qua đêm mất chất dinh dưỡng và dễ nhiễm khuẩn.
- Sau khi trở về từ trời nắng nóng: Tránh uống nước dừa ngay sau khi đi nắng về vì có thể gây ớn lạnh, đầy bụng cho mẹ bầu.
Những trường hợp bà bầu tuyệt đối không nên uống nước dừa
Mẹ bầu tuyệt đối không nên uống nước dừa nếu ở một trong những tình huống sau đây:
- Mẹ bầu có tiền sử mắc bệnh suy nhược, huyết áp thấp, hoặc đang trong giai đoạn hồi phục sau khi ốm dậy.
- Bà bầu có hiện tượng đa ối ở giai đoạn cuối thai kỳ, uống nước dừa sẽ gây khó khăn trong quá trình sinh nở.
- Theo quan niệm Đông y, những người có thể tạng âm (da xanh, tay chân lạnh) cần cân nhắc và tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi uống nước dừa.
Một số câu hỏi thường gặp cho bà bầu sử dụng nước dừa
Bên cạnh thắc mắc có bầu mấy tháng được uống nước dừa thì dưới đây là một số câu hỏi phổ biến khác của mẹ bầu:
Uống nước dừa có có tăng nguy cơ sảy thai không?
Nhiều mẹ bầu thường băn khoăn bầu mấy tháng uống được nước dừa hoặc liệu uống nước dừa có làm tăng nguy cơ sảy thai hay không. Thực tế, nước dừa không phải là nguyên nhân gây sảy thai, nhưng việc sử dụng nó cần phải có sự điều độ.
Bà bầu uống nước dừa mỗi ngày có tốt không?
Mẹ bầu chỉ nên uống tối đa 1 ly nước dừa mỗi ngày ( từ tuần thứ 13 đến tuần thứ 28). Ở giai đoạn tam cá nguyệt cuối, mẹ cũng nên uống với lượng ít chỉ với tối đa 150 - 200ml/1 lần và 1 - 2 lần/1 tuần ( hạn chế uống nếu không có sự tư vấn của bác sĩ).
Mẹ bầu nên uống nước dừa trước hay sau ăn?
Thời gian lý tưởng để uống nước dừa là vào buổi sáng hoặc 30 phút sau bữa ăn trưa. Uống một ly nước dừa vào buổi sáng sớm, trước bữa ăn giúp dạ dày cảm thấy no lâu hơn. Từ đó ngăn ngừa tình trạng ăn quá nhiều trong suốt cả ngày. Còn uống vào buổi trưa sẽ hỗ trợ tiêu hóa và giảm cảm giác đầy hơi cho mẹ bầu sau ăn.
Uống nước dừa thai nhi có tăng cân không?
Câu trả lời là: “Không”. Bởi vì, hàm lượng calories trong nước dừa rất thấp, chỉ khoảng 354 calo trong mỗi 1 lít. Chính vì thế mà trong thực đơn của mẹ bầu thừa cân, các bác sĩ đều khuyến khích sử dụng thêm nước dừa.
Trên đây là những giải đáp cho câu hỏi bầu mấy tháng uống được nước dừa và những thông tin bổ ích khác xoay quanh loại quả dinh dưỡng này. Đây là một thức quả tốt, mang lại nhiều lợi ích nếu mẹ bầu biết cách sử dụng điều độ. Hy vọng các thông tin trong bài viết giúp mẹ bầu có một kỳ mang thai suôn sẻ, thành công!