Bầu Ăn Rau Ngót Được Không? Những Điều Mẹ Không Nên Bỏ Lỡ

Nguyễn Minh Anh

Bầu ăn rau ngót được không là vấn đề được nhiều mẹ bầu quan tâm nhất trong thời điểm hiện tại. Rau ngót như một vị thuốc được truyền tai và áp dụng hiệu quả cho chị em thời kỳ hậu sản nhằm đẩy sản dịch, làm sạch tử cung sau sinh. Tuy nhiên, khi đang bầu ăn rau ngót có được không? Hãy cùng Em Bé Của Mẹ tìm kiếm câu trả lời cho câu hỏi “Bà bầu ăn rau ngót được không ?” qua bài viết dưới đây.

Giải đáp: Bầu ăn rau ngót được không?

Rau ngót còn được gọi bằng nhiều tên khác nhau như rau tuốt, rau bù ngót hoặc rau bồ ngót. Loại rau này thường được sử dụng để nấu canh nhờ hương vị thơm ngon, thanh mát và thành phần dinh dưỡng phong phú. Trong 100g rau ngót có:

  • 5,3g đạm
  • 3,4g tinh bột
  • 169mg canxi
  • 2,7mg sắt
  • 64,5mg phốt pho
  • 6mcg carotin
  • 185mg vitamin C
  • 2,2g vitamin PP
  • 100mcg vitamin B1
  • 400mcg vitamin B2

Với bảng thành phần giàu dinh dưỡng như vậy, nhưng liệu mẹ bầu ăn rau ngót được không? - Có thể, nhưng mẹ cần thật cẩn trọng!

Theo Dược thư Việt Nam 2002, 580mg papaverin có trong 100gr rau ngót không được khuyến cáo cho phụ nữ có thai do có thể gây nguy hiểm cho mẹ. Đặc biệt đối với những người có tiền sử sinh non, sảy thai hoặc thụ tinh trong ống nghiệm, tiêu thụ rau ngót sẽ không tốt cho thai kỳ.

Rau ngót là loại thực phẩm vừa có lợi, vừa có hại cho mẹ bầu
Rau ngót là loại thực phẩm vừa có lợi, vừa có hại cho mẹ bầu

Tác hại của việc ăn rau ngót không đúng cách đối với bà bầu

Theo y học, rau ngót được khuyến cáo là thực phẩm cần cẩn trọng bởi những tác hại sau đây:

Papaverin trong rau ngót gây co thắt tử cung

Rau ngót chứa papaverin, một chất có thể gây giãn cơ và hạ huyết áp, tiềm ẩn nhiều rủi ro cho thai kỳ. Trong bài viết “Bầu 3 tháng đầu kiêng ăn gì?” đã viết việc ăn rau ngót trong 3 tháng đầu có thể làm tăng nguy cơ sảy thai do kích thích co bóp tử cung.

Câu hỏi nữa đặt ra là “Bầu tháng cuối ăn rau ngót được không?” - Trong 3 tháng cuối, rau ngót cũng có thể làm tăng nguy cơ sinh non. Dù giàu dinh dưỡng, loại rau này cần được sử dụng thận trọng trong mọi giai đoạn mang thai mẹ nhé!

Papaverin gây co thắt tử cung có thể dẫn tới sinh non
Papaverin gây co thắt tử cung có thể dẫn tới sinh non

Rau ngót gây mất ngủ, biếng ăn ở mẹ bầu

Rau ngót là loại rau nhạy cảm nếu mẹ bầu từng có tiền sử sinh non, sảy thai. Vậy khi sức khỏe ổn định, bầu ăn rau ngót được không? Các bác sĩ sản phụ khoa trả lời như sau: Papaverin ở rau ngót cũng có thể gây nên tình trạng mất ngủ, chán ăn nếu mẹ bầu sử dụng quá nhiều. Nguyên nhân là papaverin ảnh hưởng đến hoạt động của hệ thần kinh gây cảm giác bồn chồn và khó chịu.

Cản trở sự hấp thu canxi, phốt pho ở thai phụ

Mặc dù rau ngót chứa một lượng canxi và phốt pho nhất định nhưng lượng này không đủ để đáp ứng nhu cầu cao của mẹ bầu trong suốt thai kỳ. Thêm vào đó, chất glucocorticoid có trong rau ngót lại có tác dụng ức chế quá trình hấp thu canxi và phốt pho từ các nguồn thực phẩm khác vào cơ thể. Do đó, việc tiêu thụ rau ngót quá nhiều và trong thời gian dài có thể dẫn đến tình trạng thiếu hụt canxi và phốt pho ở mẹ bầu, gây ảnh hưởng đến sự phát triển xương và răng của cả mẹ và bé.

Rau ngót thanh mát, dễ ăn nhưng phải cẩn trọng khi sử dụng cho phụ nữ có thai
Rau ngót thanh mát, dễ ăn nhưng phải cẩn trọng khi sử dụng cho phụ nữ có thai

Gây đầy bụng, khó tiêu ở mẹ bầu

Rau ngót chứa lượng lớn chất xơ không hòa tan. Người bình thường khi tiêu thụ quá nhiều, chất xơ này có khả năng làm chậm quá trình tiêu hóa và gây cảm giác đầy bụng. Đối với bà bầu, hệ tiêu hóa thường nhạy cảm hơn, tình trạng này sẽ trở nên nghiêm trọng hơn.

Kích thích hô hấp, khiến cơ thể mệt mỏi

Papaverin trong loại rau này khi hấp thụ vào cơ thể có thể làm giãn các mạch máu và ảnh hưởng đến nhịp hô hấp. Mẹ bầu với cơ thể nhạy cảm sẽ dẫn đến tình trạng thở nhanh, khó chịu, thậm chí gây cảm giác mệt mỏi khi ăn quá nhiều. Ngoài ra, khi bà bầu tiêu thụ quá nhiều rau ngót, cơ thể phải nỗ lực để xử lý lượng papaverin lớn. Quá trình này làm tăng nhu cầu sử dụng năng lượng, khiến hệ tuần hoàn và hô hấp hoạt động nhiều hơn bình thường, gây ra mệt mỏi và suy yếu.

Hướng dẫn mẹ bầu ăn rau ngót đúng cách

Em Bé Của Mẹ hướng dẫn mẹ bầu ăn rau ngót đúng cách giúp tránh những rủi ro không mong muốn và hấp thụ tối đa dinh dưỡng:

  • Giai đoạn mang thai: Mẹ bầu có thể ăn rau ngót trong giai đoạn giữa và cuối thai kỳ (sau ba tháng đầu) với tình trạng sức khỏe ổn định.
  • Hàm lượng ăn: Thai phụ chỉ nên ăn khoảng 50-100g rau ngót đã nấu chín mỗi lần, 2-3 lần mỗi tuần là hợp lý.
  • Cách chế biến: Rau ngót cần được nấu chín kỹ để loại bỏ các hợp chất có thể gây hại tới mẹ và thai nhi.
Mẹ bầu nên chọn nguồn rau sạch, rửa kỹ với nước và nấu chín kỹ trước khi ăn
Mẹ bầu nên chọn nguồn rau sạch, rửa kỹ với nước và nấu chín kỹ trước khi ăn

Gợi ý thực đơn với rau ngót ngon, bổ dưỡng cho bà bầu

Với thành phần dinh dưỡng dồi dào nếu như ăn đúng cách, rau ngót chắc chắn là món ăn giúp mẹ bầu ngon miệng hơn trong thai kỳ. Dưới đây là một số món ăn chế biến từ rau ngót thơm ngon mẹ bầu có thể tham khảo:

  • Canh rau ngót nấu thịt băm cung cấp vitamin A, C và protein từ thịt băm, giúp tăng cường miễn dịch và hỗ trợ sự phát triển thai nhi.
  • Rau ngót nấu với cá hồi cung cấp omega-3, vitamin, khoáng chất và axit béo cần thiết cho sự phát triển trí não của thai nhi và sức khỏe của mẹ.
  • Rau ngót nấu với đậu hũ bổ sung protein thực vật, giúp mẹ bầu duy trì năng lượng và phòng ngừa thiếu máu trong thai kỳ.
  • Canh rau ngót nấu tôm cung cấp vitamin A, C, canxi, sắt, chất xơ từ rau ngót và omega-3, DHA từ tôm, hỗ trợ phát triển trí não của thai nhi.
  • Rau ngót nấu trứng: Các chất dinh dưỡng từ rau ngót kết hợp với protein, axit folic, vitamin D, canxi từ trứng giúp mẹ có một thai kỳ đầy đủ dinh dưỡng.
Canh rau ngót nấu trứng là một trong những món ăn thơm ngon được nhiều mẹ bầu ưa thích
Canh rau ngót nấu trứng là một trong những món ăn thơm ngon được nhiều mẹ bầu ưa thích

Một số loại rau an toàn cho mẹ bầu thay thế rau ngót

Dưới đây, Em Bé Của Mẹ đã tổng hợp một số loại rau có giá trị dinh dưỡng như rau ngót nhưng an toàn và lành tính hơn dành cho mẹ bầu:

  • Rau chân vịt: Rau chân vịt rất tốt cho phụ nữ mang thai nhờ hàm lượng cao axit folic, giúp ngăn ngừa dị tật thai nhi. Ngoài ra, trong rau chân vịt còn chứa nhiều vitamin và khoáng chất quan trọng như: A, C, E, K, magie, kali, canxi, sắt,…
  • Súp lơ xanh: Vitamin A, K và các khoáng chất như axit folic trong súp lơ xanh giúp thai phụ phòng ngừa thiếu máu, loãng xương, cải thiện giấc ngủ và tiêu hóa.
  • Cải xoăn: Cải xoăn chứa nhiều vitamin C, K và magie, giúp bà bầu tăng cường miễn dịch, giảm ốm nghén, phòng rạn da, và cải thiện sức khỏe tim mạch.
  • Rau cần tây: Rau cần tây giúp bà bầu những tháng cuối thai kỳ phòng ngừa phù nề, táo bón và kiểm soát đường huyết, hỗ trợ ngăn ngừa tiểu đường thai kỳ.
  • Rau muống: Là một sự lựa chọn thay thế là đa dạng hơn thực đơn của mẹ. Embecuame đã có hướng dẫn chi tiết về cách ăn rau muống đúng trong bài viết : “Bầu ăn rau muống được không?” mẹ có thể đọc thêm.
Rau cải bó xôi chứa nhiều axit folic và các vitamin quan trọng cho thai kỳ
Rau cải bó xôi chứa nhiều axit folic và các vitamin quan trọng cho thai kỳ

Trên đây là tất cả những thông tin cần thiết để giải đáp cho mẹ bầu câu hỏi “Bầu ăn rau ngót được không?”. Dù đây là loại rau giàu dinh dưỡng nhưng vẫn có những rủi ro nhất định khi tiêu thụ. Để an toàn khi sử dụng, mẹ hãy ăn theo lượng khuyến cáo ở trên hoặc lựa chọn những loại rau khác. Em Bé Của Mẹ chúc mẹ có một thai kỳ khỏe mạnh chờ đón con yêu chào đời!

Hợp tác truyền thông, quảng cáo (0965.23.2222)