Cách giữ thai trong 3 tháng đầu là điều mà nhiều mẹ bầu quan tâm bởi đây là giai đoạn nhạy cảm và dễ gặp rủi ro nhất. Thời điểm này, thai nhi chưa bám chắc vào tử cung và sức khỏe của mẹ cũng có sự thay đổi nhiều. Tham khảo bài viết dưới đây để nắm rõ những cách giữ thai an toàn trong 3 tháng đầu để đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và thai nhi nhé!
Giai đoạn tam cá nguyệt đầu tiên là thời gian thai nhi bắt đầu hình thành các cơ quan quan trọng như: tay, chân, các bộ phận sinh dục,... Lúc này, để giữ thai khỏe mạnh, phát triển tốt, mẹ bầu cần:
Chế độ dinh dưỡng trong giai đoạn này quyết định đến sự tăng trưởng và phát triển toàn diện của thai nhi. Mẹ bầu cần đảm bảo cung cấp đủ các dưỡng chất thiết yếu để hỗ trợ quá trình hình thành và phát triển các cơ quan của bé.
Trong chế độ dinh dưỡng hàng ngày, mẹ bầu lưu ý nạp đủ các nhóm vitamin cần thiết có trong các loại thực phẩm sau:
Tâm lý mẹ bầu ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của thai nhi. Trong 3 tháng đầu, căng thẳng, lo âu có thể gây ra các biến chứng như: sảy thai, sinh non. Sự thay đổi về nội tiết tố và tình trạng stress có thể khiến mẹ bầu cảm thấy lo lắng, mệt mỏi.
Việc giữ tinh thần lạc quan là vô cùng quan trọng. Mẹ bầu có thể dành thời gian cho những hoạt động an toàn mà mình yêu thích như: tập yoga, thiền, nghe nhạc nhẹ, trò chuyện với người thân,… Sự quan tâm, chia sẻ của gia đình và bạn bè sẽ giúp mẹ bầu cảm thấy được yêu thương và an tâm hơn.
Cách giữ thai trong 3 tháng đầu an toàn nhất là khám sức khỏe định kỳ và tiêm phòng đầy đủ. Việc đi khám thai đúng lịch giúp mẹ phát hiện sớm các bất thường như: dị tật ống thần kinh, hội chứng Down,... Đồng thời, các xét nghiệm cần thiết sẽ giúp đánh giá sức khỏe của mẹ bầu, đảm bảo đủ chất dinh dưỡng cho cả mẹ và bé.
Có 2 mốc siêu âm quan trọng trong 3 tháng đầu mẹ bầu cần ghi nhớ:
Trong 3 tháng đầu của thai kỳ, thai nhi vẫn đang ở giai đoạn nhạy cảm và dễ bị tổn thương. Mẹ bầu cần tránh các hoạt động mạnh như: mang vác đồ nặng, leo cầu thang nhiều, hoặc tập luyện quá sức. Nếu mẹ bầu cảm thấy mệt mỏi, có các dấu hiệu như đau bụng hoặc ra máu, hãy lập tức nghỉ ngơi và đi khám nếu cần thiết để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé.
Dưới đây là một số sai lầm trong cách giữ gìn thai trong 3 tháng đầu mà nhiều người mắc phải, mang tới nhiều rủi ro cho cả mẹ và bé:
Quan niệm mẹ bầu nên nằm yên một chỗ, không di chuyển là cách giữ thai trong 3 tháng đầu sai lầm. Việc không vận động không chỉ không có lợi mà còn có thể gây ra những tác động tiêu cực cho sức khỏe mẹ.
Trong giai đoạn này, mẹ bầu thường bị ốm nghén, dễ mệt mỏi. Nếu không vận động, máu sẽ khó lưu thông, khiến mẹ bầu càng cảm thấy uể oải hơn. Đối với trường hợp thai phụ có tiền sử sảy thai hoặc mắc các bệnh lý như: tim mạch, hô hấp, huyết áp,... cần tham khảo ý kiến của chuyên gia để có sự điều chỉnh sinh hoạt phù hợp.
Thai nhi hoàn toàn phụ thuộc vào nguồn dinh dưỡng từ mẹ để phát triển trong 3 tháng đầu nên mẹ bầu cần nạp đầy đủ dưỡng chất. Tuy nhiên, nếu nạp quá nhiều chất bổ có thể gây tác dụng ngược, gây hại cho cả mẹ và con.
Khi mẹ bầu hấp thụ quá mức các chất dinh dưỡng, cơ thể dễ bị tăng cân mất kiểm soát, dẫn đến một số nguy cơ như: mắc tiểu đường thai kỳ, cao huyết áp, các vấn đề về tĩnh mạch, tiền sản giật,… Theo khuyến cáo từ các chuyên gia, mẹ bầu chỉ nên tăng khoảng 1- 2 kg trong 3 tháng đầu mang thai.
Thay vào đó, mẹ bầu hãy xây dựng một chế độ dinh dưỡng đầy đủ, đa dạng các nhóm dưỡng chất. Bổ sung thịt, trứng, sữa và trái cây tốt cho mẹ bầu 3 tháng để tăng cường sức khỏe của cả mẹ và bé.
Một số mẹ bầu tránh khám thai, siêu âm vì lo ngại rằng bức xạ có thể gây hại cho thai nhi. Tuy nhiên, theo các chuyên gia y tế, việc khám thai và siêu âm không chỉ an toàn mà còn rất cần thiết. Nó giúp theo dõi sát sao sự phát triển của thai nhi, phát hiện các vấn đề bất thường nếu có. Các mốc khám thai quan trọng thường được đề nghị là tuần 12, tuần 23 và tuần 32 của thai kỳ.
Nếu đây là lo lắng của mẹ bầu đã từng sảy thai 1 lần, vậy thì hãy yên tâm. Theo thống kê, có đến 80% phụ nữ từng sảy thai có thể mang thai khỏe mạnh ở lần tiếp theo. Dù đã từng sảy thai, nếu mẹ bầu được chăm sóc cẩn thận và nắm rõ cách giữ thai trong 3 tháng đầu hoàn toàn có thể cùng con trải qua một giai đoạn thai kỳ an toàn, hạnh phúc.
Bên cạnh những lợi ích và sai lầm phổ biến trong 3 tháng đầu mang thai, một số mẹ bầu còn có những câu hỏi thắc mắc như:
Trong giai đoạn 3 tháng đầu thai kỳ, đặc biệt là khi thai nhi khoảng 7 tuần tuổi, bào thai vẫn chưa hoàn toàn bám chắc vào niêm mạc tử cung. Để giúp thai bám chắc vào tử cung, mẹ nên bổ sung thêm các thực phẩm giàu protein như: thịt nạc, cá, các loại hạt, đậu, rau xanh, sản phẩm từ sữa,...
Một số dấu hiệu cho thấy thai nhi của mẹ đang phát triển khỏe mạnh:
Mẹ bầu cần lưu ý kỹ khi nhận thấy bản thân có một trong những dấu hiệu dưới đây trong 3 tháng đầu của thai kỳ:
Hy vọng những cách giữ thai trong 3 tháng đầu mà bài viết đã chia sẻ sẽ giúp mẹ bầu tự tin và yên tâm hơn trong hành trình mang thai. Đừng quên tham khảo ý kiến bác sĩ nếu có bất kỳ lo lắng nào để có sự chăm sóc tốt nhất mẹ nhé!
Link nội dung: https://embecuame.com/cach-giu-thai-trong-3-thang-dau-a72.html