Những Điều Kiêng Kỵ Trong 3 Tháng Đầu Mang Thai Mẹ Nên Nhớ

Chắc hẳn mẹ đang rất vui khi biết em tới bên ba mẹ, vậy mẹ đã biết những điều kiêng kỵ trong 3 tháng đầu mang thai này chưa? 3 tháng đầu thai kỳ là giai đoạn hết sức nhạy cảm bởi đây là thời kỳ em bé của mẹ bắt đầu hình thành những cơ quan bé nhỏ nhưng cực kỳ quan trọng. Cùng Em Bé Của Mẹ tìm hiểu những điều kiêng kỵ khi mang thai 3 tháng đầu để mẹ khoẻ mạnh, con an toàn qua bài viết dưới đây mẹ nhé!

Giai Đoạn 3 tháng đầu thai kỳ quan trọng như thế nào?

Ba tháng đầu được xem là giai đoạn quan trọng nhất trong quá trình thai kỳ của mẹ. Vì đây là lúc thai nhi bắt đầu hình thành các cơ quan quan trọng như tim, não, tủy sống và hệ thần kinh. Sự phát triển trong thời kỳ này sẽ ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và trí tuệ của bé sau này.

Giai đoạn tam cá nguyệt đầu tiên là giai đoạn quan trọng trong sự phát triển của thai nhi
Giai đoạn tam cá nguyệt đầu tiên là giai đoạn quan trọng trong sự phát triển của thai nhi

Giai đoạn 3 tháng đầu cũng là thời kỳ nhạy cảm được đánh giá là dễ xảy ra tình trạng sảy thai. Nguyên nhân sảy thai có thể do dị tật thai nhi hoặc sai lệch nhiễm sắc thể. Tuy nhiên, nếu mẹ phát hiện thai sớm và chăm sóc đúng cách thì khả năng sinh con khỏe mạnh sẽ tăng đáng kể.

Trong 3 tháng đầu, mẹ cần chú trọng đến chế độ dinh dưỡng, nghỉ ngơi hợp lý và thường xuyên theo dõi sức khỏe. Hiểu rõ những thực phẩm cần thiết và những điều kiêng kỵ trong 3 tháng đầu mang thai không chỉ giúp giảm nguy cơ sảy thai mà còn đảm bảo thai kỳ diễn ra an toàn, khoẻ mạnh.

Những điều kiêng kỵ trong 3 tháng đầu mang thai 

Để có một thai kỳ thành công, mẹ bầu nên đặc biệt chú trọng 28 điều kiêng kỵ khi mang thai 3 tháng đầu sau đây:

Các loại thực phẩm cần kiêng kỵ trong 3 tháng đầu mang thai

Mẹ bầu cần tuyệt đối tránh xa một số loại thực phẩm sau đây để có một thai kỳ khỏe mạnh chờ ngày đón con yêu chào đời.

Thực phẩm gây co thắt tử cung

Những điều kiêng kỵ trong 3 tháng đầu thai kỳ đầu tiên phải kể đến thực phẩm gây co thắt tử cung. Trong quá trình mang thai, việc lựa chọn thực phẩm phù hợp là vô cùng quan trọng để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé. Một số thực phẩm có thể gây ra hiện tượng co thắt tử cung, làm tăng nguy cơ sinh non hoặc sảy thai. Các loại thực phẩm tiêu biểu mà mẹ bầu cần tránh như là: dứa, đu đủ xanh, cam thảo, rau ngót, rau răm, ngải cứu, măng chua, đào, nhãn, mướp đắng,...

Các loại sữa tươi chưa qua tiệt trùng

Mẹ bầu không nên sử dụng các loại sữa chưa qua tiệt trùng vì có thể chứa vi khuẩn gây hại, điển hình là vi khuẩn Listeria, có thể dẫn đến nhiễm trùng nguy hiểm gây ra các biến chứng như: sinh non, sảy thai. 
Bên cạnh đó, sữa chưa tiệt trùng còn có thể ẩn chứa các loại vi khuẩn khác như E. coli và Salmonella. Các loại vi khuẩn này có thể gây ra các triệu chứng ngộ độc thực phẩm như buồn nôn, tiêu chảy, đau bụng. Vì vậy, để đảm bảo an toàn cho sức khỏe của cả mẹ và bé, các loại sữa đã qua tiệt trùng luôn là lựa chọn tốt hơn trong suốt thai kỳ.

Mẹ bầu nên uống sữa tiệt trùng trong cả thai kỳ
Mẹ bầu nên uống sữa tiệt trùng trong cả thai kỳ

Các loại rau mầm sống, trái cây chưa rửa sạch

Các bác sĩ chuyên sản đều liệt kê các loại rau sống là một trong những điều kiêng kỵ trong 3 tháng đầu mang thai. Các loại rau và trái cây chưa được rửa kỹ có thể là nguồn lây bệnh tiềm ẩn bởi trong rau sống có rất nhiều vi khuẩn gây bệnh.

Mặc dù việc bổ sung vitamin và khoáng chất qua rau củ, trái cây là điều cần thiết, nhưng mẹ bầu nên hạn chế tối đa việc ăn rau sống và luôn rửa thật kỹ rau củ quả trước khi ăn hoặc chế biến. 
Ngay cả việc uống nước ép từ rau củ và trái cây chưa sạch cũng có thể làm tăng nguy cơ nhiễm các loại vi khuẩn có hại như E. coli và salmonella. Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến khích, mẹ bầu nên ăn chín uống sôi được chế biến tại nhà để đảm bảo an toàn.

Rau sống ẩn chứa nhiều vi khuẩn cực kỳ nguy hiểm cho sức khoẻ
Rau sống ẩn chứa nhiều vi khuẩn cực kỳ nguy hiểm cho sức khoẻ

Không sử dụng vitamin A liều cao

Nhiều nghiên cứu cho thấy việc tiêu thụ vitamin A liều cao trong thai kỳ có thể gây ra khuyết tật phát triển, như dị tật ở tay, tai, tim và cột sống ở thai nhi. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến cáo phụ nữ mang thai nên hạn chế lượng retinol dưới 3000 mcg mỗi ngày để giảm nguy cơ dị tật bẩm sinh.

Kiêng hải sản có nguy cơ chứa hàm lượng thủy ngân cao

Mẹ bầu ăn hải sản chứa nhiều thủy ngân có thể gây hại cho hệ thần kinh đang phát triển của thai nhi. Theo khuyến cáo của Cục An toàn Vệ sinh Thực phẩm, mẹ bầu nên tránh các loại hải sản lớn như: cá thu, cá kình, cá mập và cá kiếm. Thay vào đó, nên chọn các loại cá nhỏ như: cá cơm, cá hồi, cá trích, cá mòi hoặc cua. Vì những thực phẩm này đã được kiểm định có hàm lượng thủy ngân thấp, an toàn cho phụ nữ mang thai và đang cho con bú.

Thực phẩm sống, tái

Những điều kiêng kỵ trong 3 tháng đầu mang thai không thể không kể đến thực phẩm chưa được làm chín hoàn toàn. Thức ăn sống hoặc chưa nấu chín không được khuyến nghị trong chế độ dinh dưỡng của mẹ bầu. Phụ nữ mang thai tiêu thụ thực phẩm sống hoặc tái có nguy cơ nhiễm vi khuẩn coliform, bệnh toxoplasmosis và salmonella. 
Trong đó, toxoplasmosis là bệnh nhiễm trùng do ký sinh trùng toxoplasma gây ra, có thể ảnh hưởng đến thai nhi nếu mẹ bầu mắc bệnh lần đầu. Tình trạng này có thể dẫn đến tổn thương não hoặc mù lòa cho em bé.

Sashimi cá hồi là loại thực phẩm sống cung cấp nhiều dưỡng chất nhưng đặc biệt không tốt với mẹ bầu.
Sashimi cá hồi là loại thực phẩm sống cung cấp nhiều dưỡng chất nhưng đặc biệt không tốt với mẹ bầu.

Đồ uống chứa caffeine, cồn

Thêm một lưu ý trong những điều kiêng kỵ khi mang thai 3 tháng đầu mà mẹ bầu nên ghi nhớ. Việc tiêu thụ caffeine trong thai kỳ là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây sảy thai. Một số nghiên cứu cho thấy, phụ nữ mang thai sử dụng caffeine có nguy cơ sảy thai cao gấp đôi so với người không dùng.

Caffeine kích thích sản xuất hormone adrenaline, giúp giảm stress nhưng cũng có tác dụng phụ làm giảm lượng máu cung cấp cho thai nhi, dễ dẫn đến thai chết lưu hoặc thiếu máu, thiếu oxy. Uống hơn 450mg caffeine mỗi ngày (tương đương 4 cốc cà phê hoặc 5 tách trà) có thể gây tổn hại đến nhau thai và ảnh hưởng đến sự phát triển của phôi trong giai đoạn đầu. 

Thức ăn nhanh, chế biến sẵn, đồ uống nhiều đường

Mẹ bầu nên tránh các loại thức ăn chế biến sẵn và đồ uống nhiều đường vì những thực phẩm này không cung cấp đủ dưỡng chất cần thiết. Chúng còn dễ gây ra các tình trạng tăng cân quá mức, tiểu đường thai kỳ và huyết áp cao. Từ đó làm tăng nguy cơ biến chứng như sinh non hoặc tiền sản giật cực kỳ nguy hiểm. Thay vào đó, mẹ bầu nên chọn thực phẩm tươi, giàu dinh dưỡng để đảm bảo sự phát triển khỏe mạnh cho bé.

Phụ nữ mang thai không nên sử dụng thức ăn nhanh và nhiều ngọt.
Phụ nữ mang thai không nên sử dụng thức ăn nhanh và nhiều ngọt.

Các hoạt động kiêng kỵ 3 tháng đầu mang thai

Trong tam cá nguyệt đầu tiên, mẹ bầu cần vô cùng cẩn trọng trong mọi hoạt động. Sau đây là những điều kiêng kỵ trong 3 tháng đầu mang thai:

Cẩn trọng khi quan hệ tình dục trong 3 tháng đầu thai kỳ

Trong 3 tháng đầu mang thai, quan hệ tình dục có thể gây ra những cơn co thắt tạm thời, thường không nguy hiểm đối với phụ nữ có thai kỳ khỏe mạnh. Tuy nhiên, nếu mẹ bầu có bệnh lý sẵn có hoặc thuộc nhóm nguy cơ cao, việc quan hệ có thể làm tăng nguy cơ sinh non hoặc gây ra các biến chứng khác. Phụ nữ có các bệnh tiền sử sau đây, các bác sĩ thường khuyến nghị kiêng quan hệ tình dục ít nhất trong 3 tháng đầu thai kỳ: mang đa thai, cổ tử cung yếu, nhau tiền đạo, tiền sử xảy thai,... Vì vậy để con yêu được an toàn chào đời, mẹ bầu cần cẩn trọng khi quan hệ và thăm khám bác sĩ thường xuyên để được tư vấn chính xác nhất.

Tránh tiếp xúc với khói thuốc và các loại hóa chất độc hại

Các hóa chất độc hại và khói thuốc lá chứa nhiều chất như: nicotine, carbon monoxide, và các hợp chất hóa học có thể làm giảm lượng oxy đến thai nhi. Đây là nguyên nhân gây ra các vấn đề như phát triển chậm, dị tật bẩm sinh, tổn thương não, phổi, và tăng nguy cơ sinh non hoặc thai chết lưu. Hơn nữa, những yếu tố này còn có thể gây tổn hại đến nhau thai và ảnh hưởng lâu dài đến sự phát triển của trẻ sau khi sinh.

Nicotin trong khói thuốc có khả năng gây dị dạng thai nhi
Nicotin trong khói thuốc có khả năng gây dị dạng thai nhi

Tránh tự ý dùng thuốc khi không được bác sĩ chỉ định

Tại sao tự ý dùng thuốc bừa bãi lại là một trong những điều kiêng kỵ trong 3 tháng đầu mang thai? Bởi khi uống thuốc sẽ có một vài loại thuốc sẽ gây ảnh hưởng gián tiếp hoặc bất lợi cho thai nhi. Ba tháng đầu tiên là thời gian thai nhi thành hình và phát triển mạnh, từ hình dáng đến các cơ quan quan trọng khác như: hệ tuần hoàn máu, hệ tiêu hoá, tim gan và cơ quan sinh dục. Nếu trong thời gian này, mẹ dùng thuốc không theo chỉ định của bác sĩ thì tỉ lệ thai nhi bị dị tật rất cao.

Kiêng  làm việc nặng, hoạt động quá sức

Trong 3 tháng đầu thai kỳ, mẹ bầu không nên mang vác nặng hay làm việc quá sức vì có thể ảnh hưởng xấu đến thai nhi và tăng nguy cơ sa tử cung. Việc lao lực quá mức còn gây ra các vấn đề sức khỏe như đau lưng, chuột rút, và nguy cơ sảy thai. Thai phụ cần sắp xếp công việc hợp lý, giảm bớt căng thẳng và ưu tiên nghỉ ngơi để đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và bé trong giai đoạn nhạy cảm này.

Phụ nữ mang thai kiêng làm việc nặng
Phụ nữ mang thai kiêng làm việc nặng

Tránh tâm trạng căng thẳng, stress, thức khuya

Những điều kiêng trong 3 tháng đầu mang thai cực quan trọng không thể không nhắc đến tình trạng stress ở thai phụ. Khi mang thai, mẹ bầu cần tránh tâm trạng căng thẳng, stress, và thức khuya. Vì những yếu tố này có thể ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe của cả mẹ và thai nhi. 
Stress kéo dài có thể làm tăng nguy cơ sinh non, thai nhẹ cân, và gây hại đến sự phát triển não bộ của bé. Thức khuya và thiếu ngủ làm giảm sức đề kháng, khiến mẹ dễ mắc bệnh và mệt mỏi. Vì vậy, mẹ bầu nên duy trì lối sống lành mạnh, thư giãn tinh thần và ngủ đủ giấc để đảm bảo sức khỏe cho cả hai mẹ con.

Mẹ bầu cần tránh tâm trạng căng thẳng, stress, thức khuya
Mẹ bầu cần tránh tâm trạng căng thẳng, stress, thức khuya

Tránh xông hơi, ngồi trong bồn nước quá nóng

Đây là một trong những điều kiêng kỵ trong 3 tháng đầu mang thai mà không phải mẹ nào cũng biết. Việc tiếp xúc với nhiệt độ cao có thể làm tăng nguy cơ dị tật bẩm sinh, đặc biệt trong tam cá nguyệt đầu tiên khi các cơ quan của bé đang hình thành. Nhiệt độ cao cũng có thể dẫn đến cảm giác chóng mặt, mất nước, và ảnh hưởng đến lưu thông máu. Để bảo vệ sức khỏe, mẹ bầu nên chọn các phương pháp thư giãn an toàn hơn, như tắm nước ấm và nghỉ ngơi trong môi trường thoáng mát.

Hạn chế tiếp xúc với vật nuôi, thú cưng

Khi mang thai, mẹ bầu nên hạn chế tiếp xúc với vật nuôi và thú cưng do nguy cơ lây truyền bệnh từ động vật sang người. Một số bệnh nhiễm khuẩn, như: salmonella, lyme, toxoplasmosis,… Có thể gây nhiễm trùng máu hoặc viêm màng não gây nguy hiểm cho cả mẹ và thai. Bệnh Toxoplasmosis do ký sinh trùng gây ra đặc biệt cũng có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Do đó, mẹ bầu cần cẩn trọng và hạn chế tiếp xúc với vật nuôi để bảo vệ sức khỏe cho cả hai.

Tránh chụp X- quang, tiếp xúc với tia bức xạ cao

Tia bức xạ có thể làm tăng nguy cơ dị tật bẩm sinh, ảnh hưởng đến sự hình thành các cơ quan quan trọng trong cơ thể bé, đặc biệt là trong ba tháng đầu khi các tế bào đang phát triển nhanh chóng. Ngoài ra, tiếp xúc với bức xạ cao có thể dẫn đến các vấn đề về sức khỏe lâu dài cho thai nhi, bao gồm nguy cơ mắc bệnh ung thư. Nếu kiêng kỵ 3 tháng đầu mang thai sẽ giúp đảm bảo an toàn hơn cho cả mẹ và bé.

Hạn chế những nơi đông người, nhiều tiếng ồn

Những nơi đông người tăng nguy cơ tiếp xúc với các bệnh truyền nhiễm, đặc biệt trong thời kỳ mang thai, khi hệ miễn dịch của mẹ yếu hơn. Đồng thời, tiếng ồn lớn có thể gây căng thẳng, lo âu, và khó ngủ, dẫn đến tình trạng stress kéo dài, không tốt cho cả mẹ và bé. Stress có thể làm tăng nguy cơ sinh non, thai nhẹ cân, và ảnh hưởng đến sự phát triển não bộ của trẻ.

Tiếng ồn quá mức dẫn đến tình trạng stress kéo dài cho thai phụ
Tiếng ồn quá mức dẫn đến tình trạng stress kéo dài cho thai phụ

Hạn chế tư thế nằm ngửa trong 3 tháng đầu thai kỳ

Đây là một trong những điều kiêng kỵ trong 3 tháng đầu mang thai mà mẹ em bé cần đặc biệt chú ý. Tư thế này có thể gây áp lực lên các mạch máu chính, đặc biệt là tĩnh mạch chủ dưới, dẫn đến giảm lưu lượng máu và oxy đến thai nhi. Khi nằm ngửa, trọng lượng của tử cung có thể chèn ép lên tĩnh mạch, gây ra các triệu chứng như chóng mặt, buồn nôn và khó thở cho mẹ.

Lời khuyên cho mẹ bầu 3 tháng thai kỳ khỏe mạnh

Nghỉ ngơi đầy đủ, đúng giờ

Phụ nữ mang thai cần nhiều thời gian nghỉ ngơi hơn vì cơ thể đang phải chịu áp lực lớn và thường xuyên cảm thấy mệt mỏi. Nhiều bà bầu gặp khó khăn trong việc ngủ ngon do những triệu chứng khó chịu của thai kỳ và lo lắng về những gì sắp xảy ra. Tình trạng mất ngủ kéo dài có thể dẫn đến căng thẳng, tăng huyết áp và nguy cơ tiền sản giật. Để cải thiện giấc ngủ, mẹ bầu có thể thử tập yoga, thiền, và điều chỉnh chế độ ăn uống hợp lý để thư giãn hơn.

Bổ sung đầy đủ dinh dưỡng từ thực phẩm

Mẹ bầu cần bổ sung đầy đủ dinh dưỡng từ thực phẩm để hỗ trợ sức khỏe của cả mẹ và bé. Để thực hiện điều này, mẹ bầu nên tập trung vào việc chọn lựa thực phẩm tươi ngon và giàu chất dinh dưỡng. Bữa ăn hàng ngày nên bao gồm nhiều loại rau xanh như cải bó xôi, bông cải xanh và cà rốt, cùng với trái cây như chuối, táo và cam để cung cấp vitamin và khoáng chất cần thiết. 

Ngoài ra, mẹ nên bổ sung ngũ cốc nguyên hạt như: gạo lứt, yến mạch và quinoa để cung cấp năng lượng bền vững. Các loại hạt như: hạt chia, hạt lanh và hạt óc chó cũng rất tốt cho sức khỏe. Đừng quên protein từ thịt nạc, cá, trứng để hỗ trợ sự phát triển của thai nhi mẹ nhé!

Uống nước đầy đủ

Mẹ bầu cần uống đủ nước mỗi ngày để duy trì lượng nước ối cho thai nhi và tăng cường lưu lượng máu trong cơ thể, từ đó giúp thai kỳ trở nên khỏe mạnh hơn. Hàng ngày, bạn nên uống ít nhất 2 lít nước; nếu lượng nước tiêu thụ thấp hơn, bạn có thể gặp phải các triệu chứng như ốm nghén, mệt mỏi, chuột rút và co thắt trong tam cá nguyệt thứ hai và thứ ba.

Bổ sung đủ 2 lít nước mỗi ngày bao gồm nước lọc, nước ép, nước canh, soup,...
Bổ sung đủ 2 lít nước mỗi ngày bao gồm nước lọc, nước ép, nước canh, soup,...

Bổ sung axit folic, sắt, canxi

Thông thường, phụ nữ trước và trong thai kỳ cần bổ sung đủ 400 mcg axit folic, 27 mg sắt và 1000 mg canxi mỗi ngày. Để đạt được lượng axit folic trên mẹ nên ăn rau xanh như cải bó xôi, các loại đậu và ngũ cốc nguyên hạt. Sắt có thể được bổ sung từ thịt đỏ, gia cầm và đậu lăng. Để tăng lượng canxi, mẹ bầu nên tiêu thụ sữa, yogurt và cá mòi. Ngoài thực phẩm, có thể sử dụng thêm viên uống bổ sung axit folic, sắt và canxi theo chỉ định của bác sĩ để đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và bé.

Tập thể dục nhẹ nhàng

Mang thai mang đến cho mẹ bầu nhiều thay đổi cho cơ thể, đặc biệt là về vóc dáng và cân nặng. Để khỏe mạnh, mẹ bầu nên tập thể dục 30 phút mỗi ngày, 4 lần mỗi tuần. Việc này không chỉ giúp kiểm soát căng thẳng và cải thiện sức khỏe tim mạch mà còn tăng cường thể lực và lưu lượng máu đến nhau thai, hỗ trợ sự phát triển của bé.

Mẹ bầu có thể tập những bài vận động nhẹ nhàng như yoga
Mẹ bầu có thể tập những bài vận động nhẹ nhàng như yoga

Thai giáo trong 3 tháng đầu bằng âm nhạc

Nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng thai nhi có khả năng nhận biết và phản ứng với âm thanh từ thế giới bên ngoài. Vì vậy, khi cho bé nghe nhạc nhẹ nhàng, thai nhi có thể cảm nhận được âm thanh và nhận được những lợi ích kỳ diệu như:

Thai giáo bằng âm nhạc giúp nuôi dưỡng tâm hồn và trí não thai nhi từ trong bụng mẹ
Thai giáo bằng âm nhạc giúp nuôi dưỡng tâm hồn và trí não thai nhi từ trong bụng mẹ

Một số câu hỏi thường gặp của mẹ bầu 3 tháng

Bên cạnh 28 điều kiêng kỵ khi mang thai 3 tháng đầu đã nêu trên thì dưới đây là một số câu hỏi mà các mẹ bầu 3 tháng thắc mắc nhiều nhất:

Mang thai 3 tháng đầu bị cảm cúm phải làm sao?

Khi mang thai 3 tháng đầu bị cảm cúm, mẹ bầu nên nghỉ ngơi, uống nhiều nước và bổ sung vitamin C từ thực phẩm tự nhiên như trái cây. Nếu triệu chứng không cải thiện, hãy liên hệ với bác sĩ để được tư vấn và điều trị an toàn.

Cảm cúm khi mang thai 3 tháng đầu có nguy hiểm không?
Cảm cúm khi mang thai 3 tháng đầu có nguy hiểm không?

Cần làm những xét nghiệm gì khi có thai 3 tháng đầu?

Trong 3 tháng đầu thai kỳ, mẹ bầu cần thực hiện các xét nghiệm sau: 

Dấu hiệu thai phụ 3 tháng có nguy cơ sảy thai là gì?

Dấu hiệu cảnh báo nguy cơ sảy thai ở thai phụ trong 3 tháng đầu mà mẹ bầu cần đặc biệt lưu ý:

Khi nghi ngờ các dấu hiệu nguy cơ sảy thai trên, thai phụ cần ngay lập tức đến bệnh viện hoặc cơ sở y tế gần nhất để được kiểm tra và chăm sóc kịp thời. Việc can thiệp sớm có thể giúp bảo vệ sức khỏe của mẹ và thai nhi.

Những loại trái cây nào nên hạn chế ăn khi mang thai 3 tháng đầu?

Trong 3 tháng đầu thai kỳ, mẹ bầu nên hạn chế một số loại trái cây như:

Ra máu kinh nguyệt trong 3 tháng đầu có sao không?

Hơn 30% mẹ bầu trong 3 tháng đầu thường trải qua hiện tượng ra máu báo. Nếu mẹ bầu gặp phải tình trạng ra máu mà không kèm theo đau bụng, lượng máu ít và kéo dài trong 1-2 ngày với màu sắc bình thường, thì đây là hiện tượng bình thường và không cần quá lo lắng. Trong trường hợp này, mẹ bầu nên giữ tâm lý thoải mái để có một thai kỳ khỏe mạnh.

Trên đây là những điều kiêng kỵ trong 3 tháng đầu mang thai mà mỗi mẹ bầu cần nắm rõ. Mẹ hãy chú ý chăm sóc sức khoẻ thật tốt từ các thực phẩm lành mạnh, hoạt động nhẹ nhàng và lưu ý những kiêng kỵ trong 3 tháng đầu mang thai đã kể trên. Chúc mẹ có một thai kỳ suôn sẻ và khoẻ mạnh!
 

Link nội dung: https://embecuame.com/nhung-dieu-kieng-ky-trong-3-thang-dau-mang-thai-a69.html